Án tích được xem là một điều xấu đối với nhân thân của người phạm tội. Pháp luật cũng đưa ra những quy định nhằm giúp đỡ người phạm tội có thể xóa án tích và tái hòa nhập với cộng đồng. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về án tích và việc xóa án tích.
Hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào quy định quá rõ ràng về khái niệm án tích. Hiểu đơn giản thì án tích chính là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích được xem là một đặc điểm xấu và gắn liền với người phạm tội trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án cho đến khi được xóa án tích.
Và nếu một người đã từng phạm tội, chưa được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới thì khi quyết định hình phạt Tòa án có thể coi việc chưa xóa án tích là một trong những tình tiết tăng nặng tội phạm.
Như vậy thì Người có án tích là gì? Người có án tích là người đã bị kết án hình sự và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án tích. Người có án tích cần phải trải qua quá trình thi hành án trong thời gian nhất định thì sẽ được đương nhiên xóa án tích hoặc được xóa án tích theo quyết định của Tòa án.
Để được coi là chưa có án tích thì Bộ luật hình sự 2015 đã quy định cụ thể về 3 trường hợp được xóa án tích như sau:
Theo quy định của Điều 41, Điều 42, Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì Phiếu Lý lịch tư pháp có 2 loại phiếu: Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu Lý lịch tư pháp số 2.
Trong đó thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức ( cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã). Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
- Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 ghi tình trạng án tích như sau:
- Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 ghi tình trạng án tích như sau:
+ Ghi “không có án tích”: với những người không bị kết án; đối với những người đã bị kết án mà đã đủ điều kiện xóa án tích thì phải ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích.
+ Ghi “có án tích”: với những người đã bị kết án mà chưa đủ điều kiện xóa án tích và ghi đầy đủ án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Chưa được xóa án tích cũ mà tiếp tục phạm tội mới thì thời gian xóa án tích cũ được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về cách tính thời hạn xóa án tích. Đối với người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực thì thời gian để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về sáng lập viên thành lập quỹ về thành viên phải có đủ năng lực dân sự và không có án tích.
Như vậy, từ quy định trên thì người có án tích hoặc chưa được xóa án tích sẽ không được làm sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện.
- Theo quy định tại điều 107 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích khi:
Người dưới 18 tuổi phạm tội thì được coi là không có án tích đúng không?
- Trong trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
Như vậy tùy vào mức độ và độ tuổi thì người dưới 18 tuổi sẽ được xem là có án tích hay không.
Theo quy định tại khoản 2 điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người nhận nuôi con nuôi không được nhận nuôi con nuôi trong các trường hợp sau đây:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy thì người có án tích về tội cố ý xâm phạm người khác sẽ không được phép nhận nuôi con nuôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn