Trong bài viết trước về Chỉ dẫn địa lý, NPLAW đã giải thích tổng quan, khái quát những quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lý cho Quý bạn đọc. Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể về việc Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm, hàng hoá xuất sứ tại Việt Nam.
Những dấu hiệu thể hiện nơi xuất sứ, nguồn gốc của sản phẩm, hàng hoá từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể nào đó được xem là chỉ dẫn địa lý (Căn cứ tại khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
Pháp luật quy định về chỉ dẫn địa lý, và bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân giống như các sản phẩm trí tuệ khác (là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh) theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại 1.3 Khoản 1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là chính là là bảo vệ quyền sở hữu công ngiệp của cá nhân, tổ chức với hàng hoá, sản phẩm tại nơi mình đã sáng tạo, sản xuất. Hàng hoá, sản phẩm được bảo vệ trước các hành vi sao chép, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Căn cứ theo Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cụ thể như sau:
Vì những điều kiện, tiêu chuẩn cao nên các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ đặc biệt, nổi bật hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự trên thị trường hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang đặc trưng riêng, tạo nên nét văn hoá của địa phương đó. Hầu hết các sản phẩm bảo hộ địa lý là nông sản, mang lại sự phát triển, tiến bộ của nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, có những đối tượng không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý căn cứ tại Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ:
Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký Bảo hộ chỉ dẫn địa lý khi đáp ứng các yêu cầu ở điểm a khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP.
Hồ sơ, tài liệu đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 và khoản 1 Điều 108 Luật sở hữu trí tuệ quy định về Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký gồm các tài liệu sau:
Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Căn cứ theo Mục 3 Luật sở hữu trí tuệ về thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý được tiến hành như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại 02 Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Căn cứ vào 13.1 Điều 13 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì:“Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.”
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.
Theo đó Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối, được xử lý các thiếu sót của đơn trong giai đoạn thẩm định hình thức. Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người nộp đơn phải sửa chữa thiếu sót đó:
Bước 3: Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý hợp lệ được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã được công nhận là hợp lệ
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ/ Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Đơn đăn ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định và người nộp đơn, nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau:
Cam Vinh.
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một thủ tục khá phức tạp, nhiều giai đoạn, vì thế khách hàng muốn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Xin đừng ngần ngại liên hệ ngay đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp luật về sở hữu trí tuệ của công ty NPLaw để có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, và chi phí của Quý khách nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn