Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo luật Sở Hữu Trí Tuệ

Trong bài viết trước về Chỉ dẫn địa lý, NPLAW đã giải thích tổng quan, khái quát những quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lý cho Quý bạn đọc. Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể về việc Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm, hàng hoá xuất sứ tại Việt Nam.

Pháp luật quy định về chỉ dẫn địa lý, và bảo hộ chỉ dẫn địa lý. 

Những dấu hiệu thể hiện nơi xuất sứ, nguồn gốc của sản phẩm, hàng hoá từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể nào đó được xem là chỉ dẫn địa lý (Căn cứ tại khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

Pháp luật quy định về chỉ dẫn địa lý, và bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Pháp luật quy định về chỉ dẫn địa lý, và bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân giống như các sản phẩm trí tuệ khác (là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh) theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại 1.3 Khoản 1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là chính là là bảo vệ quyền sở hữu công ngiệp của cá nhân, tổ chức với hàng hoá, sản phẩm tại nơi mình đã sáng tạo, sản xuất. Hàng hoá, sản phẩm được bảo vệ trước các hành vi sao chép, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.   

Điều kiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý 

Căn cứ theo Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cụ thể như sau:

  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quy định đó quyết định.

Vì những điều kiện, tiêu chuẩn cao nên các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ đặc biệt, nổi bật hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự trên thị trường hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang đặc trưng riêng, tạo nên nét văn hoá của địa phương đó. Hầu hết các sản phẩm bảo hộ địa lý là nông sản, mang lại sự phát triển, tiến bộ của nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, có những đối tượng không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý căn cứ tại Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ:

  • Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
  • Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
  • Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực sự của sản phẩm.

Hồ sơ, tài liệu đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký Bảo hộ chỉ dẫn địa lý khi đáp ứng các yêu cầu ở điểm a khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP.

Hồ sơ, tài liệu đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Hồ sơ, tài liệu đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 và khoản 1 Điều 108 Luật sở hữu trí tuệ quy định về Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký 
  • Bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý 
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí; hoặc bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của  người khác)
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Căn cứ theo Mục 3 Luật sở hữu trí tuệ về thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý được tiến hành như sau: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý 

Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại 02 Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Căn cứ vào 13.1 Điều 13 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì:“Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.”

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

Theo đó Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối, được xử lý các thiếu sót của đơn trong giai đoạn thẩm định hình thức. Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người nộp đơn phải sửa chữa thiếu sót đó:

  • Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức quy định; đơn không thoả mãn tính thống nhất; đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày; thông tin về người nộp đơn tại các tài liệu không thống nhất với nhau hoặc bị tẩy xoá hoặc không được xác nhận theo đúng quy định;
  • Chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn;
  • Không có giấy uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền không hợp lệ (nếu đơn nộp thông qua đại diện).

Bước 3: Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý hợp lệ được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã được công nhận là hợp lệ 

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ/ Từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  • Cấp văn bằng bảo hộ

Đơn đăn ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định và người nộp đơn, nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

  • Từ chối cấp văn bằng bảo hộ 

Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau:

  • Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
  • Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất so với các đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý tương đương.

Các loại phí khi nộp Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
  • Phí thẩm định đơn đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý
  • Phí công bố đơn
  • Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng đối với chỉ dẫn địa lý (nếu đơn bị từ chối)
  • Phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định nội dung
  • Phí công bố cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý
  • Phí đăng bạ thông tin về Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Những chỉ dẫn địa lý nổi tiếng ở Việt Nam

  • Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tịa Việt Nam vào năm 2008. Giá trị quả vải tăng cao, thị trường xuất khẩu mở rộng, trong đó có thị trường khó tính nhất là Nhật Bản
  • Bưởi Phúc Trạch, một loại quả đặc sản của huyện Hương Khê, đã có danh tiếng từ lâu. Ngày 01/8/2020 bưởi Phúc Trạch đã được Liên minh Châu Âu bảo hộ chỉ dẫn địa lý; đã giúp tăng giá quả bưởi lên 30-35%.
  • Cam Vinh, đặc sản của vùng đất Nghệ An được Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 5004/QĐ-SHTT về việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00012 cho sản phẩm cam “Vinh”.

Cam Vinh

Cam Vinh.

Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một thủ tục khá phức tạp, nhiều giai đoạn, vì thế khách hàng muốn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Xin đừng ngần ngại liên hệ ngay đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp luật về sở hữu trí tuệ của công ty NPLaw để có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, và chi phí của Quý khách nhất.       


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan