Giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc rất quan trọng vì nó đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật của cả Việt Nam và Trung Quốc, giúp tránh rủi ro pháp lý. Đồng thời, giấy phép này đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo yêu cầu, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cơ hội kinh doanh và doanh thu. Việc có giấy phép cũng nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu rủi ro bị trả lại hàng hoặc bị phạt do vi phạm quy định xuất khẩu.
Vậy thực trạng liên quan đến giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc?
Giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép các doanh nghiệp hoặc cá nhân tại Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc theo quy định của pháp luật Việt Nam và Trung Quốc.
Các doanh nghiệp hoặc cá nhân có hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa tại Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Trung Quốc đều có thể xin giấy phép xuất khẩu này. Điều này bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Điều 7 Lệnh 248 Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), những thực phẩm có nguồn gốc thực vật sau đây phải đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc:
STT |
Tên Sản phẩm |
1 |
Thịt và các Sản phẩm từ thịt |
2 |
Vỏ ruột |
3 |
Sản phẩm thủy sản |
4 |
Sản phẩm từ sữa |
5 |
Yến sào và Sản phẩm từ Tổ yến |
6 |
Sản phẩm từ Ong, trứng và các sản phẩm từ trứng |
7 |
Chất Béo và dầu thực phẩm |
8 |
Bột mì |
9 |
Ngũ cốc Ăn liền |
10 |
Sản phẩm Bột ngũ cốc và mạch nha |
11 |
Rau tươi và khô |
12 |
Đậu Khô |
13 |
Các loại hạt và hạt giống |
14 |
Gia vị |
15 |
Trái cây sấy khô |
16 |
Hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang |
17 |
Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt |
18 |
Thực phẩm chức năng |
Căn cứ Nghị định 69/2018/NĐ-CP để xin được giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như:
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký xin giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm:
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương 2018 thì tùy từng loại hàng hóa cụ thể mà việc xin cấp giấy xuất khẩu sẽ phải được thực hiện thông qua các bộ và cơ quan ngang bộ có thẩm quyền khác nhau. Dưới đây là danh sách một số cơ quan, các bộ cấp giấy phép cho từng loại mặt hàng sau:
Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu có thể tương đối phức tạp do phải tuân thủ nhiều quy định và tiêu chuẩn khác nhau. Quá trình này bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, và có thể phải trải qua quá trình kiểm tra, thẩm định từ các cơ quan chức năng.
Việc liên hệ với luật sư để xin giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc là rất cần thiết, đặc biệt nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn