Các quy định pháp luật liên quan đến giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc rất quan trọng vì nó đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật của cả Việt Nam và Trung Quốc, giúp tránh rủi ro pháp lý. Đồng thời, giấy phép này đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo yêu cầu, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cơ hội kinh doanh và doanh thu. Việc có giấy phép cũng nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu rủi ro bị trả lại hàng hoặc bị phạt do vi phạm quy định xuất khẩu.

Tìm hiểu về giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Vậy thực trạng liên quan đến giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc?

I. Tìm hiểu về giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc

1. Giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc là gì?

Giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép các doanh nghiệp hoặc cá nhân tại Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc theo quy định của pháp luật Việt Nam và Trung Quốc.

2. Đối tượng nào có thể xin giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc 

Các doanh nghiệp hoặc cá nhân có hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa tại Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Trung Quốc đều có thể xin giấy phép xuất khẩu này. Điều này bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

II. Quy định pháp luật về giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc

1. Quy định về nhóm hàng hó a xuất khẩu sang Trung Quốc cần phải đăng ký

Theo Điều 7 Lệnh 248 Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), những thực phẩm có nguồn gốc thực vật sau đây phải đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc:

 Quy định về nhóm hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc cần phải đăng ký

STT

Tên Sản phẩm

1

Thịt và các Sản phẩm từ thịt 

2

Vỏ ruột 

3

Sản phẩm thủy sản 

4

Sản phẩm từ sữa 

5

Yến sào và Sản phẩm từ Tổ yến 

6

Sản phẩm từ Ong, trứng và các sản phẩm từ trứng 

7

Chất Béo và dầu thực phẩm 

8

Bột mì 

9

Ngũ cốc Ăn liền 

10

Sản phẩm Bột ngũ cốc và mạch nha 

11

Rau tươi và khô 

12

Đậu Khô 

13

Các loại hạt và hạt giống 

14

Gia vị 

15

Trái cây sấy khô 

16

Hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang 

17

Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt 

18

Thực phẩm chức năng 

 

2. Điều kiện để hàng hoá được xuất khẩu sang Trung Quốc

Căn cứ Nghị định 69/2018/NĐ-CP để xin được giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như:

  • Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế theo Điều 5 Nghị định này.
  • Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 7 Nghị định này;
  • Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
  • Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.

3. Hồ sơ đăng ký xin giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc 

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký xin giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến xin giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc

1. Giấy phép xuấ t khẩu sang Trung Quốc do cơ quan nào cấp và có thời hạn trong bao lâu?

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương 2018 thì tùy từng loại hàng hóa cụ thể mà việc xin cấp giấy xuất khẩu sẽ phải được thực hiện thông qua các bộ và cơ quan ngang bộ có thẩm quyền khác nhau. Dưới đây là danh sách một số cơ quan, các bộ cấp giấy phép cho từng loại mặt hàng sau: 

  • Bộ Công thương: Tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
  • Bộ Thông tin và Truyền thông: Sách, tạp chí, báo, ấn phẩm
  • Bộ Y tế: Trang thiết bị y tế, nguyên liệu thuốc, thuốc kiểm soát đặc biệt, hóa chất, mỹ phẩm.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống thủy hải sản, giống cây trồng.
  • Ngân hàng nhà nước: Vàng nguyên liệu.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc có phức tạp không? 

Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu có thể tương đối phức tạp do phải tuân thủ nhiều quy định và tiêu chuẩn khác nhau. Quá trình này bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, và có thể phải trải qua quá trình kiểm tra, thẩm định từ các cơ quan chức năng.

IV. Vấn đề xin giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Việc liên hệ với luật sư để xin giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc là rất cần thiết, đặc biệt nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc:

  • Cung cấp thông tin về các quy định pháp luật liên quan đến xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan chức năng khi cần thiết 

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan