CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỨC THÙ LAO CỦA LUẬT SƯ

Luật sư là người cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý. Như vậy, theo lẽ thông thường hay theo quy định pháp luật thì người sử dụng dịch vụ pháp lý thì phải trả thù lao cho luật sư. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về thù lao luật sư? Căn cứ dựa vào đâu để tính thù lao luật sư? Hãy cùng NP LAW tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

I. Thù lao Luật sư là gì?

Theo quy định tại Điều 54 Luật Luật sư 2006 thì “Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy, qua quy định trên thì khi khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp thì phải trả thù lao cho luật sư. Mức thù lao sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng dịch vụ pháp lý và việc tính thù lao dựa vào các căn cứ được quy định theo quy định pháp luật.

II. Căn cứ và Phương thức tính thù lao

Trong quá trình thương lượng với nhau thành lập hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, luật sư phải giải thích một cách rõ ràng, xác thực về căn cứ tính thù lao. Điều 55 Luật Luật sư đã quy định mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:

+ Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;

+ Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;

+ Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

- Luật sư phải thảo luận và thống nhất với khách hàng về phương thức tính thù lao theo giờ làm việc của luật sư; theo mức thù lao trọn gói; tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; hoặc tính theo mức thù lao cố định theo hợp đồng dài hạn.

Cơ sở pháp lý: Điều 55 Luật Luật sư 2006.

III. Thù lao luật sư theo hợp đồng dịch vụ pháp lý

- Mức thù lao theo hợp đồng dịch vụ pháp lý do các bên thỏa thuận với nhau, dựa trên các căn cứ và phương thức được quy định tại mục II của bài viết này. Khi thương thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư phải thông báo rõ ràng về mức thù lao, chi phí cho khách hàng.

Đáng lưu ý, đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định.

- Chi phí đi lại bao gồm: tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Cơ sở pháp lý: Điều 56 Luật Luật sư 2006.

IV. Thù lao của  Luật sư trong tố tụng hình sự

- Thù lao của luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng

Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ về:

+ Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;

+ Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;

+ Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.

Như vậy, thù lao của luật sư tham gia tố tụng theo thỏa thuận với khách hàng do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận nhưng không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở (không được vượt quá 447.000 đồng) trên 01 giờ làm việc của luật sư

- Thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. 

+ Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

+ Thời gian làm việc của luật sư được tính bao gồm: Thời gian gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa; Thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu; Thời gian tham gia phiên tòa; Thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Thời gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận.

+ Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên tòa và các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư được thanh toán chi phí tàu xe, lưu trú theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước.

Điều 19 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP cũng quy định, Cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm thanh toán theo đúng quy định về thù lao và các khoản chi phí nêu trên. Nguồn kinh phí chi trả được dự toán trong ngân sách hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ.

Cơ sở pháp lý: Điều 57 Luật Luật sư 2006, Điều 18, 19 Nghị định 123/2013/NĐ-CP.

V. Giải đáp thắc mắc

1. Khi có tranh chấp về thù lao luật sư, giải quyết như thế nào?

- Đối với tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí của luật sư thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Nếu tranh chấp về tiền lương của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Cơ sở pháp lý: Điều 59 Luật Luật sư 2006.

2. Khi Cơ quan tố tụng yêu cầu luật sư bào chữa thì thủ tục và thời gian chi trả như thế nào?

- Khi cơ quan tố tụng yêu cầu luật sư bào chữa thì thủ tục chi trả sẽ được thực hiện như sau: Cơ quan tố tụng nào yêu cầu luật sư bào chữa thì lập dự toán và trực tiếp chi trả cho luật sư

+ Cơ quan điều tra yêu cầu cử luật sư tham gia vụ án ở giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra; 

+ Ở giai đoạn truy tố thì Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư; 

+ Những hoạt động của luật sư ở giai đoạn xét xử thì sẽ do Toà án nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư.

- Thời gian chi trả được quy định cụ thể như sau:

Sau khi kết thúc từng giai đoạn trong tố tụng là điều tra, truy tố, xét xử thì luật sư tham gia vụ án hoàn chỉnh chứng từ đề nghị thanh toán thù lao và các khoản chi phí liên quan gửi cơ quan tố tụng yêu cầu luật sư tham gia.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao và các khoản chi phí liên quan của luật sư theo quy định, cơ quan tố tụng có trách nhiệm chi trả cho luật sư tham gia tố tụng.

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Thông tư liên tịch số: 191/2014/TTLT-BTC-BTP.

Như vậy, khi sử dụng dịch vụ của luật sư thì khách hàng phải trả thù lao và luật sư có trách nhiệm xác định rõ ràng, chính xác chi phí và mức thù lao dựa vào các căn cứ và phương thức tính thù lao theo quy định pháp luật.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: