Mức bồi thường dự án đầu tư khu đô thị sân bay Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa là bao nhiêu?

Huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đang được đẩy mạnh phát triển trở thành đô thị sân bay hàng đầu Việt Nam, và khu sinh thái mang đẳng cấp quốc tế. Có thể thấy đầu tư đất Cam Lâm có lợi thế “lưng tựa núi, mặt hướng biển”, vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa hai trung tâm đô thị lớn của tỉnh là thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh. Bên cạnh đó còn gần đường hàng hải quốc tế, hệ thống cảng biển gắn với đầu nút giao thông quan trọng đường bộ, đường thuỷ và hàng không.

vị trí địa lý thành phố Cam Ranh

Vị trí địa lý thành phố.

Lãnh đạo của huyện với những nỗ lực chuyển mình từ huyện thuộc vùng nông, ngư nghiệp thuần túy thành đô thị sân bay mang tầm quốc tế theo định hướng của Chính Phủ.

Trong bài viết này, hãy ùng NPLaw tìm hiểu về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện dự án khu đô thị sân bay Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Định hướng phát triển của huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa trong tương lai

Đây được xem là thời điểm thuận lợi đầu tư đất Cam Lâm tại tỉnh Khánh Hòa. Bởi theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành ngày 28/01/2022 được xem là cơ hội lịch sử để Khánh Hòa phát triển bức phá trong giai đoạn tới. Nội dung Nghị quyết định hướng Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống;... Mục tiêu phát triển huyện Cam Lâm thành đô thị sân bay, hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế, góp phần sớm đưa Nha Trang trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo định hướng phát triển đó vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng UBND tỉnh Khánh Hòa cũng vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tại huyện Cam Lâm. Diện tích đất nông nghiệp được điều chỉnh giảm xuống; đất phi nông nghiệp lại được quy hoạch tăng mạnh; đất thương mại dịch vụ tăng mạnh; đất vui chơi giải trí công cộng, đất phát triển hạ tầng cũng tăng nhằm xây dựng đường giao thông, đường cao tốc, đường đô thị hiện đại.

Quy định pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà

Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại Cam Lâm trong tương lai đã tạo nên động lực mạnh mẽ đẩy mạnh làn sóng đầu tư bất động sản tại đây. Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội mang đến nhiều lợi ích cho khu vực được quy hoạch nói riêng, cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung. 

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3, thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà

Phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

Điều kiện Nhà nước được quyền thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 54 và Điều 71 Luật đất đai năm 2013, Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện như sau:

Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải thực hiện trong giờ hành chính, và phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định theo nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh.”

Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Bước 1: Xây dựng kế hoạch thu hồi, thông báo thu hồi và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định cụ thể như sau:

  • Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện truyền thông đại chúng.
  • Các cơ quan có chức năng tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
  • Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

Lưu ý: Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp thực hiện điều tra khảo sát, đo đạc kiểm đếm thì UBND cấp xã, UBMTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi phải tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất, trong thời hạn 10 ngày nếu vẫn không thực hiện thì Chủ tịch UBND có thẩm quyền thu hồi đất ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc nếu vẫn không thi hành.

Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

  • Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức họp trực tiếp. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập bằng biên bản có xác nhận của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. Nếu có ý kiến không đồng ý sẽ tổ chức đối thoại để tìm phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;
  • Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

  • Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
  • Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

Lưu ý: Người có đất thu hồi không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Nếu người có đất thu hồi vẫn không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế. 

Bước 4: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Bước 5: Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Lưu ý: Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Những vấn đề cần lưu ý về xác định giá trị đất đầu tư

Sau đây là những vấn đề cần lưu ý về xác định giá trị đất tại khu vực Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất theo quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật đất đai 2013.

Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất là giá trị quy đổi ra tiền đồng Việt Nam đối với quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn quyền sử dụng đất xác định. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của mình thông qua việc quyết định giá đất theo Điều 113 Luật đất đai: “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng.

Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.”

Căn cứ khoản 4 theo Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

  • Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;
  • Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;
  • Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
  • Đối với chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp chủ đầu tư xem xét thực tế báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định bồi thường cho phù hợp.

Huyện Cam Lâm có vị trí rất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Khánh Hòa và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Người dân và nhà đầu tư cần hiểu biết đúng và đầy đủ về những chính sách bồi thường của Nhà nước để đạt được mức bồi thường, hỗ trợ tái định cư thoả đáng phù hợp với nguyện vọng của mình.

Khách hàng cần được tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý về bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định pháp luật hiện hành. Hãy liên hệ ngay đến Hãng luật NP Law chúng tôi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là ưu tiên, tiên quyết nhất đối với NP Law.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan