Cùng NPLAW tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

Việc kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương tiện và nhân sự phù hợp mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật để đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và tài sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các điều kiện, thủ tục và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm, các quy định pháp luật hiện hành và những vấn đề cần lưu ý khi tham gia vào hoạt động này.

Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng NPLAW tìm các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm nhé!

I. Tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Hình thức kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm phổ biến hiện nay

Hiện nay, kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào phương thức vận tải và loại hàng nguy hiểm. Một số hình thức kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm phổ biến hiện nay:

(i) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (khoản 1 Điều 1 Nghị định 161/2024/NĐ-CP)

(ii) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (khoản 1 Điều 1 Nghị định 34/2024/NĐ-CP)

(iii) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường sắt (Điều 2 Thông tư 37/2020/TT-BCT)

2. Hàng nguy hiểm được phân loại như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 161/2024/NĐ-CP tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm là:

Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;

Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2. Khí;

Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí độc hại.

Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;

Loại 4;

Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5;

Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.

Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

Loại 6;

Nhóm 6.1: Chất độc.

Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

Loại 7: Chất phóng xạ;

Loại 8: Chất ăn mòn;

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

II. Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

Việc kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm cần đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trừ các trường hợp pháp luật không quy định (khoản 1 Điều 30 Nghị định 161/2024/NĐ-CP)

(ii) Đáp ứng điều kiện về đóng gói, bao bì, vật chứa, ghi nhãn và biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm (Điều 6, Điều 7 Nghị định 161/2024/NĐ-CP)

(iii) Đáp ứng điều kiện chung đối với các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm (Điều 9 Nghị định 161/2024/NĐ-CP)

(iv) Đáp điều kiện đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông trên đường thủy nội địa khi vận chuyển hàng nguy hiểm (khoản 2 Điều 18, Điều 31 Nghị định 161/2024/NĐ-CP)  

(v) Đáp ứng điều kiện đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển và người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm (Điều 10, Điều 11 Nghị định 161/2024/NĐ-CP)

Như vậy, trên đây là tất cả các điều kiện cần có để vận chuyển hàng nguy hiểm hợp pháp.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động để kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 161/2024/NĐ-CP thủ tục xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định như sau: 

Bước 1: Người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 161/2024/NĐ-CP đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

a. Nộp hồ sơ trực tiếp: cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

b. Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Bước 2: 

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo Phụ lục VII hoặc Phụ lục VIII kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP.

Sau 5 ngày làm việc vẫn không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 161/2024/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ xin cấp phép Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm như sau:

a. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 161/2024/NĐ-CP bao gồm:

(i) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định 161/2024/NĐ-CP;

(ii) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển bảo đảm còn thời hạn kiểm định theo quy định;

(iii) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; số giấy phép, hạng giấy phép lái xe) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: họ và tên, số định danh cá nhân);

(iv) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP (trong đó bao gồm tối thiểu: biển kiểm soát xe; họ và tên người lái xe; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển; biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm);

(v) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm của người lái xe hoặc người áp tải.

b. Đối với hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 161/2024/NĐ-CP bao gồm:

(i) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP;

(ii) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển bảo đảm còn thời hạn kiểm định theo quy định;

(iii) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; số giấy phép, hạng giấy phép lái xe) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: họ và tên, số định danh cá nhân);

(iv) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: biển kiểm soát xe; họ và tên người lái xe; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển; biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ);

(v) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm của người lái xe hoặc người áp tải.

c. Đối với hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 161/2024/NĐ-CP bao gồm:

(i) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP;

(ii) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển bảo đảm còn thời hạn kiểm định theo quy định;

(iii) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; số giấy phép, hạng giấy phép lái xe) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: họ và tên, số định danh cá nhân);

(iv) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: hợp đồng cung ứng; hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;

(v) Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP (trong đó bao gồm tối thiểu: hiển kiểm soát xe; họ và tên người lái xe; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận chuyển);

(vi) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm của người lái xe hoặc người áp tải.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

Căn cứ theo khoản 1 đến khoản 6 Điều 14 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

(i) Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 161/2024/NĐ-CP (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 161/2024/NĐ-CP)

(ii) Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

(iii) Bộ Công Thương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 161/2024/NĐ-CP.

(iv) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật cho các tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh trên địa bàn địa phương

(v) Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 161/2024/NĐ-CP và phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép để xem xét, để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.

(vi) Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

2. Nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

Trường hợp xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Điều 10 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, tổ chức và cá nhân trong kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có nghĩa vụ:

(i) Xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.

(ii) Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.

(iii) Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.

(iv) Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

Ngoài ra khoản 1, 2 Điều 11 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm, phà, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ:

(i) Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.

(ii) Trên cùng một chuyến phà không vận chuyển đồng thời người tham gia giao thông hoặc hành khách (trừ người lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, người áp tải, người phục vụ trên phà) cùng với phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác.

Trường hợp xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi bằng thủy nội địa, căn cứ theo Điều 15 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện thủy nội địa và các quy định sau:

(i) Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.

(ii) Nếu vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.

(iii) Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.

(iv) Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

3. Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có Giấy phép thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Theo đó, trường hợp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có Giấy phép thì sẽ bị phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm hoặc có nhưng hết hiệu lực hoặc không thực hiện đúng quy định trong giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật, hàng có mùi hôi thối hoặc hàng hóa khác ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 20 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện liên quan đến kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm, bao gồm:

  • Tư vấn về quy định pháp lý và điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ xin phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Tư vấn các giải pháp xử lý khi phát sinh tranh chấp hoặc vi phạm trong quá trình kinh doanh.

Để biết thêm chi tiết và được tư vấn pháp lý cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan