Như chúng ta đã biết, việc tạo ra một kiểu dáng, nhãn hiệu hay tên thương mại… là không hề đơn giản, chúng không nảy sinh một cách ngẫu nhiên và cũng không dễ dàng có được. Do đó, để bảo vệ những thành quả sáng tạo lao động trí tuệ, pháp luật Sở hữu trí tuệ cũng cho phép một tổ chức hay cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm để đại diện trước cơ quan có thẩm quyền để xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đó. Tuy nhiên, không phải tổ chức và cá nhân nào cũng có thể đứng ra đại diện mà sẽ có những điều kiện cần thiết nhất định. Bài viết sau đây của Công ty Luật NPLaw sẽ mang đến cho bạn những kiến thức pháp lý cụ thể về Đại diện sở hữu công nghiệp.
Đại diện sở hữu công nghiệp là gì
Đại diện sở hữu công nghiệp được pháp luật Việt Nam ghi nhận là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được hiểu là chủ thể đại diện sẽ thay mặt cho doanh nghiệp/cá nhân thực hiện các công việc liên quan đến sở hữu công nghiệp tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019) quy định như sau:
“1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
b) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
c) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
2. Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp)”.
Như vậy, đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp.
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có các ưu điểm sau đây mà mọi doanh nghiệp đều cần phải có đại diện SHCN:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, cụ thể là Điều 154, 155 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009, 2019 thì có 02 (hai) điều kiện để được làm đại diện sở hữu công nghiệp.
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009 và 2019 để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
Từ ngày 01/01/2023, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2022 sẽ có hiệu lực. Theo đó, tại Điểm h,i khoản 82 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 có sửa đổi một số từ ngữ như sau:
“1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
b) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.”
Cụ thể sửa đổi ở luật mới:
“h) Thay cụm từ “bảo đảm thực thi” bằng từ “bảo vệ” tại điểm a khoản 1 Điều 151;
i) Thay từ “thực thi” bằng từ “bảo vệ” tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 151;”
Tại Việt Nam có nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 200 tổ chức là đại diện sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó có thể thấy để trở thành một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp không dễ dàng và đơn giản. Công ty Luật NPLaw tự hào là một trong 277 tổ chức tại Việt Nam có Chứng nhận đại diện sở hữu công nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật nhé.
Trên đây là những thông tin bổ ích về đại diện sở hữu công nghiệp mà Công ty Luật NPLaw muốn gửi tới quý bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề có liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn