Logo là hình ảnh đặc trưng, dấu hiệu nhận diện cho sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp. Đó là hình ảnh sống còn, vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp trong kinh doanh, thương mại. Doanh nghiệp luôn muốn truyền tải những ý nghĩa sâu xa qua hình ảnh logo đến với khách hàng, đối tác. Nhưng chính doanh nghiệp lại không chú trọng trong việc bảo vệ logo của mình theo quy định pháp luật, đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển công ty. Vậy vai trò pháp lý của đăng ký logo độc quyền ?
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, không có khái niệm pháp lý “logo”. Theo những nhà làm luật, “logo” có những đặc tính về hình ảnh đại diện mang tính diễn đạt, truyền tải thông tin cho người nhìn. Những đặc tính trên là một phần dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nhãn hiệu.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 72: “Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”
Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Theo đó, vai trò pháp lý của nhãn hiệu (hay là logo công ty) chính là nội dung chữ, nội dung hình ảnh và thông tin hàng hóa/dịch vụ. Nhãn hiệu giúp khách hàng, đối tác phân biệt hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực trên thị trường, được pháp luật công nhận, và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng việc đăng ký logo độc quyền của công ty không cần thiết do chủ doanh nghiệp muốn tập trung vào kinh doanh, sinh lợi. Điều này dẫn đến sự chủ quan trong việc bảo vệ thương hiệu của mình theo pháp luật. Theo đó, logo/ nhãn hiệu của công ty không được pháp luật bảo vệ sau nhiều năm hoạt động đã dẫn đến nhiều sự đáng tiếc.
Đăng ký độc quyền logo công ty càng sớm càng giảm thiểu rủi ro đối với hình ảnh công ty. Việc không thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ logo, dẫn đến bất cứ ai cũng có thể sử dụng, xâm phạm hình ảnh công ty bạn, với mục đích không tốt, tổn hại đến sự uy tín của doanh nghiệp. Thậm chí là bên thứ ba, đối thủ có thể đăng ký độc quyền logo pháp lý trước quyền sở hữu logo, nhãn hiệu. Và họ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước cấm bạn sử dụng logo, nhãn hiệu của chính mình.
Vì công ty vướng mắc về pháp lý, tranh chấp nên không thể hoạt động ổn định, tất cả công sức xây dựng, phát triển doanh nghiệp trước đây không còn. Như vậy đăng ký độc quyền logo là vô cùng quan trọng, thiết yếu, doanh nghiệp phải thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi logo, nhãn hiệu được hình thành.
Nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi rằng: “Có bắt buộc phải có logo mới được hoạt động kinh doanh?” khi mới thành lập công ty.
Vai trò pháp lý của nhãn hiệu (logo) là quan trọng nhưng đó không phải là điều kiện bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Logo là thông điệp, con đường ngắn nhất để khách hàng biết tới doanh nghiệp. Tuy pháp luật không bắt buộc việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng doanh nghiệp nên phải tiến hành trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Khi doanh nghiệp muốn đăng ký độc quyền logo theo quy định pháp luật, có rất nhiều thắc mắc doanh nghiệp muốn được giải đáp, những câu hỏi phổ biến như sau:
Như đã phân tích ở trên logo không có định nghĩa theo quy định pháp luật, và thủ thục đăng ký logo độc quyền không được quy định chuyên biệt. Doanh nghiệp có thể đăng ký độc quyền logo theo 2 cách thức: đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
Bước 1: Xác định đối tượng và phạm vi xem xét bảo hộ
Bước 2: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Trên thực tế thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ đăng ký của Cục Sở hữu trí tuệ vào thời điểm thẩm định.
Bước 4: Doanh nghiệp sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Bước 3: Cơ quan quản lý Nhà nước tiếp nhận hồ sơ đăng ký. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn lý do.
Bước 4: Doanh nghiệp sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do Cục Bản Quyền tác giả – Bộ VHTT&DL
Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Chi phí để đăng ký bảo hộ logo dựa trên việc doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ logo theo hình thức nào:
Từ phân tích trên việc đăng ký logo là một quá trình nhiều bước, nhiều giai đoạn, nhiều phương thức. Từ việc kiểm tra logo đã bị trùng lặp với logo đã được đăng ký trước, đến thiết kế, lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ logo phù hợp với định hướng của công ty, và hoàn thiện hồ sơ. Doanh nghiệp chưa biết và chưa có kinh nghiệm sẽ dễ bị trả hồ sơ, từ chối cấp Văn bằng. Do đó, Hãng Luật NPLaw xin chia sẻ những kinh nghiệm cụ thể, thực tế về đăng ký logo như sau:
Thứ nhất, khách hàng cần xác định rõ định hướng phát triển thương hiệu của công ty để lựa chọn hình thức bảo hộ logo phù hợp nhất. Nhằm đạt một kết quả nhanh chóng, hợp lý, và tiết kiệm chi phí trước khi làm hồ sơ đăng ký bảo hộ logo.
Thứ hai, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ đúng và đủ theo quy định pháp luật. Đó là điều kiện tiên quyết nhất, quan trọng nhất để hồ sơ được cấp Văn bằng bảo hộ. Các thông tin trong hồ sơ phải chính xác, rõ ràng, và chi tiết. Các yếu tố cấu thành nên logo, phần chữ được phiên âm tiếng Việt (nếu logo có tiếng nước ngoài).
Thứ ba, nếu hồ sơ bị trả lại thì doanh nghiệp phải phúc đáp và thực hiện các yêu cầu mà Cơ quan nhà nước yêu cầu, sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định. Việc sửa đổi, bổ sung không được thêm thông tin khác nội dung bảo hộ trong danh mục hàng hóa/ dịch vụ trước, và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng (logo).
Thứ tư, để đăng ký bảo hộ logo đạt kết quả tốt đẹp thì doanh nghiệp nên tìm đến một đơn vị có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, hiểu biết các quy định về đăng ký logo như Hãng Luật NPLaw. Khách hàng sẽ nhận được kết quả đăng ký, bảo hộ thương hiệu của mình một cách nhanh chóng, đúng quy trình, tiết kiệm thời gian, công sức. Hãng luật NPLaw qua kinh nghiệm thực tế, xử lý trực tiếp hồ sơ cụ thể, sẽ hoàn thành việc đăng ký bảo hộ logo theo đúng mong muốn của khách hàng.
Phần đông mọi người đều nghĩ rằng chỉ có doanh nghiệp, công ty có tư cách pháp nhân mới có quyền đăng ký bảo hộ logo theo pháp luật. Vậy cá nhân có thể đăng ký logo hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ, Quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm: cá nhân, và tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do chính mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Đối với đăng ký bảo hộ logo theo đăng ký bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ, thì tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Môi trường kinh doanh vô cùng khốc liệt, doanh nghiệp bị các đối thủ cạnh tranh xâm phạm, lợi dụng hình ảnh, thương hiệu để cạnh tranh không lành mạnh, đe dọa sự phát triển của nhau. Doanh nghiệp khi phát hiện logo công ty bị người khác làm nhái thì phải làm sao?
Doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho rằng mình đã bảo hộ logo của công ty tại Việt Nam và sẽ được bảo hộ ở quốc tế. Liệu điều này có đúng không, đăng ký logo tại Việt Nam thì có được bảo hộ ở nước ngoài không?
Đối với các sản phẩm từ trí tuệ, sáng tạo có một đặc điểm đặc trưng là bảo hộ theo lãnh thổ. Vì mỗi quốc gia có quy định riêng, điều kiện khác nhau về bảo hộ logo, nhãn hiệu nên logo của công ty chỉ bảo hộ trong phạm vi quốc gia mà chủ thể đó đã đăng ký. Như vậy, doanh nghiệp, cá nhân muốn mở rộng thị trường, vươn ra môi trường quốc tế sẽ tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (logo) theo quy định pháp luật của quốc gia, lãnh thổ mình muốn được bảo hộ.
Bài viết trên đã giải đáp các vấn đề chung về đăng ký độc quyền logo nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thường gặp phải. Nhưng vẫn không thể cung cấp chi tiết, cụ thể các vấn đề chuyên sâu về đăng ký logo theo từng lĩnh vực, ngành nghề, nhu cầu của mỗi khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn