Hoạt động thành lập cụm công nghiệp là một trong những hoạt động kinh doanh rất phổ biến hiện nay. Vậy Điều kiện thành lập thành lập cụm công nghiệp là gì? Thành lập cụm công nghiệp có cần làm thủ tục môi trường không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề thành lập cụm công nghiệp trong bài viết dưới đây.

I. Nhu cầu thành lập cụm công nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Theo đó, cụm công nghiệp là nơi sản xuất công nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 05 ha. Để thành lập cụm công nghiệp cần có tờ trình đề nghị thành lập cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp cấp thẩm quyền.
II. Các quy định pháp luật liên quan đến thành lập cụm công nghiệp
1. Cụm công nghiệp là gì? Thành lập có khó không?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 32/2024/NĐ-CP định nghĩa về cụm công nghiệp như sau:
- Cụm công nghiệp là nơi sản xuất công nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 05 ha.
Việc thành lập cụm công nghiệp phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật.

2. Điều kiện thành lập thành lập cụm công nghiệp
Theo Điều 8 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập cụm công nghiệp như sau:
- Thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
- Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha.
3. Thủ tục thành lập thành lập cụm công nghiệp
Theo Điều 10 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định về trình tự thành lập cụm công nghiệp như sau:
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đầu tiên của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo rộng rãi việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Thời hạn nhận hồ sơ trong vòng 15 ngày kể từ ngày ra thông báo.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ thành lập cụm công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp lập 02 bộ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp theo quy định kèm tệp tin điện tử của hồ sơ, gửi Sở Công Thương để chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định.
- Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp, Sở Công Thương hoàn thành thẩm định, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc thành lập cụm công nghiệp. Trường hợp hồ sơ, nội dung Báo cáo thành lập cụm công nghiệp không đáp ứng yêu cầu, Sở Công Thương có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
- Việc lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp về kết quả lựa chọn chủ đầu tư.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp kèm báo cáo thẩm định của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thành lập cụm công nghiệp. Quyết định thành lập cụm công nghiệp được gửi Bộ Công Thương 01 bản.
- Trường hợp cụm công nghiệp có điều chỉnh về tên gọi, vị trí thay đổi trong địa giới hành chính cấp huyện, diện tích tăng không quá 05 ha so với quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác trên địa bàn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tại Quyết định thành lập cụm công nghiệp; đồng thời cập nhật nội dung thay đổi để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại kỳ lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh tiếp theo.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến thành lập cụm công nghiệp
1. Thành lập cụm công nghiệp có cần làm thủ tục môi trường không
Theo Điều 11 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định về Nội dung thẩm định thành lập cụm công nghiệp như sau:
- Tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
- Nội dung, tính khả thi của Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp:
- Căn cứ pháp lý, sự cần thiết, sự phù hợp với quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác liên quan;
- Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; nhu cầu sử dụng đất, khả năng đáp ứng điều kiện cho thuê đất, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất;
- Tên gọi, diện tích, mục tiêu, ngành nghề hoạt động và lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Tư cách pháp lý, năng lực của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, tổng mức đầu tư, cơ cấu, khả năng cân đối và các giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư để hoàn thành hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; tính khả thi của phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhà ở cho lao động của cụm công nghiệp;
- Chi phí liên quan và phương thức quản lý, khai thác sử dụng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp sau khi đi vào hoạt động;
- Giải pháp thu hút đầu tư, di dời các dự án, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn cấp tỉnh (nếu có); đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thành lập, mở rộng cụm công nghiệp và tác động môi trường của cụm công nghiệp;
- Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có).
Theo đó, phương án bảo vệ môi trường, di dời các dự án, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn cấp tỉnh,.. là một trong những nội dung để thẩm định thành lập cụm công nghiệp. Do đó, việc thành lập cụm công nghiệp cần làm thủ tục môi trường theo quy định.
2. Cụm công nghiệp chưa được đề xuất trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh thì có được thành lập hay không?
Theo Điều 8 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập cụm công nghiệp như sau:
- Thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
- Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha.
Theo đó, cụm công nghiệp chưa được đề xuất trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh thì chưa đủ điều kiện để thành lập theo quy định.

3. Quyết định thành lập cụm công nghiệp có nêu rõ chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là cơ quan, tổ chức nào không?
Theo khoản Điều 12 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định về Quyết định thành lập cụm công nghiệp như sau:
- Nội dung chủ yếu của Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp:
- Tên gọi, diện tích, địa điểm, ngành nghề hoạt động chủ yếu;
- Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự kiến tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư;
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);
- Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Thời điểm có hiệu lực của Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;
- Nội dung khác (nếu có).
Theo đó, Quyết định thành lập cụm công nghiệp có nêu rõ cơ quan, tổ chức chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến thành lập cụm công nghiệp
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về thành lập cụm công nghiệp uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về thành lập cụm công nghiệp. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về thành lập cụm công nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn