Trong thời gian vừa qua, tình trạng các chủ doanh nghiệp, CEO tự nhiên "biến mất", bỏ trốn đang dần xuất hiện khá nhiều trên các tỉnh thành trên toàn quốc. Điều này đã dẫn đến hệ lụy là các hóa đơn, chứng từ do các doanh nghiệp này xuất ra nhiều khả năng trở thành vô hiệu, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác.
Theo định nghĩa tại thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn là doanh nghiệp không có người đại diện hợp pháp đứng ra giải quyết quyền lợi của người lao động như công ty chậm thanh toán tiền bảo hiểm xã hội, chậm thanh toán lương…
Doanh nghiệp bỏ trốn là gì
Dưới đây là các biện pháp xử lý khi gặp tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn
Khi chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích, ngừng kinh doanh nhưng còn nợ thuế thì cơ quan nhà nước sẽ áp dụng tới biện các biện pháp cưỡng chế như:
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế. (Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 215/2013/TT-BTC )
Hình ảnh người lao động doanh nghiệp còn nợ lương
Chủ doanh nghiệp bỏ trốn không phải trường hợp diễn ra ngay lập tức mà luôn có dấu hiệu trước đó như:
Từ những dấu hiệu để nhận biết chủ doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, chúng ta có thể trả cứu để xác minh qua các bước:
Dưới đây là các thắc mắc thường gặp mà các Quý doanh nghiệp có thể tham khảo
1. Mua phải hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn phải làm sao?
Theo công văn số 1752/BTC-TCT ngày 10/02/2014 có quy định xử lý những trường mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng.
Xử lý doanh nghiệp bỏ trốn
Trường hợp doanh nghiệp chưa được giải quyết hoàn thuế thì tạm dừng hoàn thuế theo hướng dẫn tại điểm 3 Công văn số 13706/BTC-TCT. Chỉ thực hiện tạm dừng đối với số hàng hóa của hóa đơn có dấu hiệu vi phạm đang được cơ quan chức năng thanh tra, điều tra; số hàng hóa không thuộc diện có dấu hiệu vi phạm được thực hiện khấu trừ, hoàn thuế đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp đã được hoàn thuế thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh thuế GTGT. Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ kê khai, hoàn thuế GTGT của mình. Trên cơ sở đó cơ quan thuế thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định.
Trong quá trình thanh tra tại doanh nghiệp cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp để kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp này, xác minh, kết luận hành vi vi phạm của doanh nghiệp liên quan đến các hóa đơn mà doanh nghiệp mua đã sử dụng để kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT.
Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan thuế thực hiện lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án: Đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì quy định về tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Vì vậy chủ doanh nghiệp bỏ trốn không được xuất cảnh trong trường hợp chưa hoàn thành các nghĩa vụ hoặc có dấu hiệu phạm tội.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn