Hiện nay, việc phát hành game đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết do sự phát triển của công nghệ và cộng đồng game thủ ngày càng quy mô lớn. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép phát hành game và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép phát hành game như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Thực trạng giấy phép phát hành game hiện nay
Hiện nay, việc phát hành game đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết do sự phát triển của công nghệ và cộng đồng game thủ ngày càng quy mô lớn. Tuy nhiên, việc có được giấy phép phát hành game vẫn là một quy trình phức tạp và đòi hỏi sự chú ý và kiên nhẫn.
Một số vấn đề thực trạng về giấy phép phát hành game hiện nay bao gồm:
- Quy trình phê duyệt giấy phép: Các tổ chức chính phủ đều có quy định và quy trình phê duyệt giấy phép phát hành game khác nhau, đôi khi quá phức tạp và mất nhiều thời gian.
- Chi phí: Việc xin giấy phép phát hành game đôi khi đòi hỏi các khoản chi phí lớn, đặc biệt là khi phát hành game quốc tế.
- Điều kiện và yêu cầu: Các tổ chức phê duyệt giấy phép thường đặt ra nhiều yêu cầu về nội dung game, định dạng file, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, v.v.
- Sự cạnh tranh: Thị trường game đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc có được giấy phép phát hành game có thể giúp nhà phát triển tạo ra sự tin tưởng hơn trong mắt người chơi.
- Vấn đề bản quyền và pháp lý: Việc không có giấy phép phát hành game có thể đưa đến các vấn đề liên quan đến bản quyền và pháp lý.
Tóm lại, việc xin giấy phép phát hành game vẫn còn là một quá trình khó khăn và cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía nhà phát triển game.
.jpg)
II. Tìm hiểu về giấy phép phát hành game
1. Giấy phép phát hành game là gì?
Giấy phép phát hành game là một tài liệu chính thức được cấp bởi cơ quan quản lý chính phủ để cho phép một tựa game được phát hành và phân phối trên thị trường. Điều này đảm bảo rằng game đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn về an toàn, bản quyền và nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực game và công nghiệp giải trí.
.jpg)
2. Vì sao phải xin giấy phép phát hành game?
Các công ty cần phải xin giấy phép trước khi phát hành ra thị trường. Đây là quy định chung tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc xin giấy phép game online là bước để cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt nội dung; kịch bản game để xét xem ràng game online này có vi phạm nội dung vi phạm, trái với thuần phong mỹ tục hay không. Khoản 3 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quy định:
“Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.”
III. Quy định pháp luật về giấy phép phát hành game
1. Các loại hình game cần phải xin giấy phép phát hành
Các dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng mà doanh nghiệp cung cấp phải xin giấy phép kinh doanh game online bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
2. Hồ sơ xin giấy phép phát hành game
Hồ sơ xin giấy phép Game online G1:
- Văn bản chứng minh sở hữu tên miền như: Giấy chứng nhận đăng ký tên miền thuộc sở hữu của công ty; hoặc bản cam kết sở hữu tên miền quốc tế.
- Hợp đồng thuê chỗ đặt thiết bị.
- Thông tin số lượng nhân viên của công ty.
- Phương án thanh toán dịch vụ trò chơi.
- Danh sách các đối tác cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán.
- Sơ đồ mô tả hệ thống kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.
- Cấu hình, số lượng, chức năng, phần mềm của các thiết bị máy chủ.
- Thông tin về nhân sự quản lý kỹ thuật và nội dung ( trình độ, kỹ năng quản lý, thông tin cá nhân).
*Hồ sơ xin giấy phép Game online G2,3,4
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đầu tư trong đó có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.
- Sơ yếu lý lịch nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp (đối với trò chơi cung cấp trên Internet).
- Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.
3. Thủ tục xin giấy phép phát hành game
Thủ tục cấp Giấy phép phát hành game được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cấp phép: Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử theo quy định và hướng dẫn nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp phép
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp nộp 01 bộ gốc hồ sơ cấp phép cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông địa chỉ tại tầng 9, tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Nộp qua đường bưu chính;
- Qua mạng internet thông qua tài khoản trực tuyến và chữ ký số điện tử.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ cấp giấy phép game online
Hội đồng tư vấn thẩm định trò chơi điện tử được thành lập và hoạt động theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm định hồ sơ cấp phép game của doanh nghiệp, nội dung thẩm định bao gồm:
- Nội dung trò chơi game;
- Kịch bản trò chơi game;
- Phương án kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.
- Hội đồng tư vấn thẩm định trò chơi điện tử có trách nhiệm thực hiện công việc tư vấn, thẩm định: chặt chẽ, khách quan, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 4: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp Giấy phép game hoặc từ chối
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiến hành thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.
- Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Bước 5: Doanh nghiệp được cấp phép thực hiện thông báo về thời gian chính thức cung cấp dịch vụ game
- Trước khi chính thức cung cấp dịch vụ 10 (mười) ngày làm việc, doanh nghiệp phải gửi thông báo cụ thể về thời gian chính thức cung cấp dịch vụ tới Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động và nơi doanh nghiệp có hệ thống thiết bị cung cấp dịch; thông báo tới doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong trò chơi điện tử.
- Khi nhận thông báo, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi giấy biên nhận cho doanh nghiệp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 6: Thực hiện báo cáo hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh game
- Báo cáo định kỳ:
- Thời hạn báo cáo: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng một lần (vào ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm).
- Cơ quan nhận báo cáo: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động
- Báo cáo đột xuất: Doanh nghiệp kinh doanh game có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
IV. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến giấy phép phát hành game
1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép phát hành game?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 32, khoản 2 Điều 33 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ và cấp giấy phép game là Bộ thông tin truyền thông. Bộ thông tin truyền thông sẽ phân cấp các cơ quan hành chính để tiếp nhận hồ sơ là Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
- Theo đó doanh nghiệp có thể nộp đơn đến Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử bằng cách là đến nộp trực tiếp hoặc là gửi qua đường bưu điện.
- Sau khi cơ quan có thẩm quyền xem tiếp nhận và xem xét hồ sơ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc cấp giấy phép game online và có đầy đủ hồ sơ theo quy định thì Bộ thông tin truyền thông sẽ cấp giấy phép game online theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện để doanh nghiệp phát hành game tại Việt Nam
Căn cứ Điều 31, 32 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP có quy định về Điều kiện để doanh nghiệp phát hành game :
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
- Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;
- Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Lưu ý: Bên trên là những điều kiện chung để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh game online, nhưng doanh nghiệp trước khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh game online G1, G2, G3, G4 cũng cần xác định rõ bản chất game của mình thuộc loại game gì để từ đó thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh game online cho phù hợp.
3. Công ty phát hành game chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của công ty thì có cần Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không?
Công ty phát hành game chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của công ty thì có cần Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không? Theo điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP như sau:
“Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng
1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
b) Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.
2. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
3. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
…”
Theo đó, công ty phát hành game chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của công ty thì không phải cần Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử mà chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
4. Điều kiện để được phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử là gì?
Theo Khoản 3 Điều 32 Nghị định 72/2013/NĐ-CP có quy định Doanh nghiệp được cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử khi có đủ các Điều kiện sau đây:
- Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn thời hạn tối thiểu 01 năm;
- Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
- Không có hình ảnh, âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; dung tục, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử;
- Không có hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;
- Các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
V. Vấn đề xin giấy phép phát hành game có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép phát hành game. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn