HÀNH VI THAM NHŨNG HIỆN NAY

Hành vi tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra trên toàn thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hành vi tham nhũng và những vấn đề liên quan xoay quanh về hành vi tham nhũng như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng hành vi tham nhũng

Hành vi tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra trên toàn thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Tham nhũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội, làm suy thoái niềm tin của người dân vào chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước.

Tại Việt Nam, tham nhũng đã trở thành một vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Các cấp quản lý nhà nước, từ cấp xã đến cấp trung ương, đều xuất hiện các vấn đề về tham nhũng, từ việc nhận hối lộ để giải quyết công việc đến việc lợi dụng quyền lực để cướp tài sản của nhân dân.

Thực trạng hành vi tham nhũng

Một số lĩnh vực thường xuyên bị thâm nhũng ở Việt Nam bao gồm công chức, cảnh sát, tư pháp, y tế, giáo dục và xây dựng. Hành vi tham nhũng không chỉ là nguyên nhân gây lãng phí, đã sai phạm và gây tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự công bằng và minh bạch trong xã hội.

Ngoài ra, tham nhũng còn tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng, làm suy giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế.

Do đó, việc ngăn chặn và chống lại hành vi tham nhũng là một vấn đề cấp bách mà chính phủ cũng như toàn xã hội cần phải đối mặt và giải quyết một cách triệt để.

II. Quy định pháp luật về hành vi tham nhũng

1. Hành vi tham nhũng là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Trong đó:

  • Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
  • Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
  • Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
  • Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

Hành vi tham nhũng là gì?

2. Các hành vi tham nhũng

Tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về các hành vi tham nhũng bao gồm: 

  • Những hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước: Những hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

3. Phân biệt hành vi tham nhũng và nhận hối lộ

STT

Tiêu chí

Tội tham ô

Tội nhận hối lộ

1

Căn cứ pháp lý

Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015

2

Khái niệm

Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý

Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

3

Đối tượng

Tài sản mình có trách nhiệm quản lý

Tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa

4

Mục đích

Chiếm đoạt tài sản

Làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

5

Ý thức – Lỗi của người phạm tội

Tự bản thân người đó cố ý thực hiện

Trực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ

4. Người có hành vi tham nhũng bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:

  • Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
  • Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
  • Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  • Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
  • 5. Hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh nào?

  • Nếu người thực hiện hành vi tham nhũng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm một trong các Tội về tham nhũng quy định tại các Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ có mức phạt tù cao nhất là tử hình.
  • Trong đó, có thể kể đến các tội sau đây:
  • Tội tham ô tài sản nêu tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Tội nhận hối lộ tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ tại Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Tội giả mạo trong công tác tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015.

Tùy vào từng mức độ của hành vi, hậu quả hành vi tham nhũng gây ra cùng với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người vi phạm sẽ được áp dụng mức hình phạt phù hợp.

III. Giải đáp một số câu hỏi về hành vi tham nhũng

1. Các loại tội phạm vi phạm hành vi tham nhũng

Căn cứ Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:

  • Tội tham ô tài sản (Điều 253);
  • Tội nhận hối lộ (Điều 354);
  • Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356);
  • Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);
  • Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).

2. Ai được quyền tố cáo hành vi tham nhũng?

Căn cứ Điều 5 Luật phòng, chống tham nhũng quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng như sau:

“1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.”

Như vậy, mọi công dân có quyền tố cáo tham nhũng.

3. Bị xử lý hành vi tham nhũng có bị tịch thu toàn bộ tài sản không?

Căn cứ Điều 93 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có quy định:

“Xử lý tài sản tham nhũng

1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định rõ tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu cho Nhà nước hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.

Ngoài ra, tại Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 (điểm c khoản 1 Điều này được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) cũng có quy định về biện pháp tư pháp trong việc tịch thu vật, tiền liên quan đến tội phạm như sau:

“Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.”

Như vậy, người phạm tội có được tài sản thông qua hành vi tham nhũng thì bị tịch thu phần tài sản liên quan này.

4. Xem xét miễn chấp hành hình phạt đối với tội phạm tham nhũng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định việc tội phạm tham nhũng được xem xét miễn hình phạt trong trường hợp sau đây:

  • Khi xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015 đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Người phạm tội không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, mà chỉ vì muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
  • Người phạm tội là người có quan hệ lệ thuộc (như cấp dưới đối với cấp trên, người làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên), không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội của mình, không vì động cơ vụ lợi.
  • Hoặc động cơ cá nhân khác, không được hưởng lợi; đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm;
  • Người phạm tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra;
  • Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hành vi tham nhũng

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hành vi tham nhũng. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan