Trong cuộc sống xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người sẽ có nhiều mâu thuẫn phát sinh, và những mâu thuẫn này không ai mong muốn nó xảy ra, khiến họ không lường trước và khó kiểm soát được hành vi của mình. Khi mâu thuẫn xảy ra, một số người sẽ có hành vi cố ý gây hư hỏng hoặc cố ý hủy hoại tài sản của người khác để thỏa cơn tức. Tuy nhiên, đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính. Vậy, để Quý bạn đọc hiểu rõ hơn những quy định pháp luật về hành vi cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản cùng NPLAW tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
Hành vi cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản là hai hành vi có đặc điểm tương đồng nhau, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình xác định. Cả hai đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.
Hiểu như thế nào về hành vi cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản?
Tùy vào mức độ hủy hoại tài sản của người khác mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Để hiểu rõ hơn về hành vi cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản thì chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về hai hành vi trên, cụ thể:
- Hành vi cố ý gây hư hỏng là hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị hoặc giảm giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục, sửa chữa lại được.
- Hành vi hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị thiệt hại đến mức làm mất hẳn giá trị hoặc mất hẳn công năng, giá trị sử dụng hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn.
Cấu thành Tội cố ý gây hư hỏng tài sản được quy định như sau:
- Về khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quan hệ sở hữu, không xâm phạm đến quan hệ nhân thân.
- Về chủ thể: là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3, 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
- Mặt khách quan: Làm hư hỏng tài sản, giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản, có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
- Mặt chủ quan: Thực hiện với lỗi cố ý.
Yếu tố cấu thành Tội cố ý hủy hoại tài sản có một vài yếu tố tương đồng đối với tội cố ý gây hư hỏng tài sản nhưng vẫn có sự khác nhau, cụ thể như sau:
- Về khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quan hệ sở hữu, không xâm phạm đến quan hệ nhân thân
- Về chủ thể: là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Quy định pháp luật về hành vi cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3, 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
- Mặt khách quan: làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và toàn bộ giá trị tài sản không còn.
- Mặt chủ quan: Thực hiện với lỗi cố ý.
Như vậy, qua phân tích về các yếu tố cấu thành giữa hai tội trên, ta có thể nhận thấy rằng có vài yếu tố tương đồng với nhau như về mặt khách thể, chủ thể phạm tội và mặt chủ quan.
Tuy nhiên, yếu tố phân biệt được giữa hai tội cố ý gây hư hỏng tài sản và tội cố ý hủy hoại tài sản là về mặt khách quan. Cụ thể:
- Tội cố ý hủy hoại tài sản: Hành vi chỉ làm hư hỏng một phần của tài sản hoặc làm giảm một phần giá trị tài sản.
- Tội cố ý hủy hoại tài sản: Hành vi phạm tội làm cho tài sản bị hư hỏng toàn bộ hoặc không còn sử dụng được.
Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người nào có hành vi cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản tùy theo mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Như vậy, đối với hành vi lấy xăng đốt nhà hàng xóm thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Mức phạt thấp nhất đối người phạm tội là phạt tiền từ 10.000.000 đồng và nặng nhất là phạt tù đến 20 năm.
Giá trị tài sản bị hư hỏng sẽ là tình tiết định khung hình phạt đối với Tội cố ý gây hư hỏng, huỷ hoại tài sản. Chứ không phải là căn cứ xác định Tội cố ý gây hư hỏng, huỷ hoại tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của NPLAW muốn gửi đến quý khách hàng. Mọi vướng mắc chưa rõ cần tư vấn pháp lý về hành vi cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề thì chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý về hành vi cố ý gây hư hỏng, hủy hoại tài sản. Xin chân thành cảm ơn!
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn