Bên cạnh những loại hợp đồng thông dụng như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp,... pháp luật Việt Nam còn có quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là gì và những điều cần biết liên quan đến loại hợp đồng này được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Vấn đề nêu trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của Hãng luật NPLaw. Hi vọng những thông tin mà NPLaw sắp cung cấp sẽ mang lại cho quý độc giả cũng như các chủ thể có liên quan một cái nhìn tổng quan về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, để từ đó có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Thực tế tại Việt Nam hiện nay cho thấy, chuyển nhượng quyền tác giả không còn là một khái niệm quá xa lạ với mỗi chúng ta. Hàng tháng, hàng năm có rất nhiều tác phẩm được chính tác giả hoặc chủ sở hữu của chúng chuyển nhượng sang cho người khác sở hữu, khai thác, sử dụng… Và để việc chuyển nhượng quyền tác giả cho cá nhân hoặc tổ chức khác có hiệu lực về mặt pháp lý, các bên cần thống nhất và ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Mặt khác, trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, việc chuyển nhượng quyền tác giả cũng đóng vai trò quan trọng. Đây không chỉ là một phương thức khai thác các tiềm năng kinh tế của quyền tác giả một cách công khai, hợp pháp mà còn giúp tác giả có thêm lợi nhuận từ tác phẩm của mình.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả được điều chỉnh bởi luật chung là Bộ luật Dân sự năm 2015 và luật chuyên ngành là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). Trong đó có một số điều cần lưu ý là quy định về khái niệm chuyển nhượng quyền tác giả, nội dung cơ bản và hình thức của đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
1. Khái niệm chuyển nhượng quyền tác giả
Để hiểu được khái niệm chuyển nhượng quyền tác giả thì trước tiên cần biết “quyền tác giả là gì?”. Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định về khái niệm quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm; có căn cứ để chống lại hành vi sao chép, trình diễn tác phẩm bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, theo chế định về chuyển nhượng quyền tác giả được quy định tại Mục I Chương IV Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, chuyển nhượng quyền tác giả được hiểu là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền: (1) Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; (2) Quyền tài sản, hoặc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình của tổ chức phát sóng cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Còn một số quyền nhân thân khác như: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của tác giả thì không được chuyển nhượng.
Trường hợp đặc biệt cần lưu ý là nếu đối tượng được chuyển nhượng có đồng chủ sở hữu, nghĩa là thuộc sở hữu của từ hai chủ thể trở lên thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp đồng chủ sở hữu mà tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình có phần riêng biệt thì chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng phần riêng biệt của mình mà không cần có sự thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu còn lại.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có thể hiểu là sự thỏa thuận của các bên, mà theo đó chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản của mình cho tổ chức, cá nhân khác là bên được chuyển nhượng.
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên cũng như khẳng định vị trí độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật quy định hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản (khoản 1 Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng có đối tượng rất đặc biệt, đó là một số quyền nhân thân và quyền tài sản nhất định cho nên khi được chuyển giao thì bên được chuyển giao cũng không thể nắm giữ thực tế đối tượng này, hiểu một cách đơn giản thì đây là tài sản vô hình. Chính vì thế để bảo vệ quyền lợi cho các bên, pháp luật đã quy định hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản. Tùy theo sự thỏa thuận của các bên mà hình thức này có thể là văn bản thường hoặc văn bản có công chứng, chứng thực.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả thể hiện rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình chuyển nhượng. Ngoài ra hợp đồng còn là một căn cứ vững chắc cho việc xác định phạm vi chuyển nhượng, thời hạn chuyển nhượng, vấn đề về bồi thường thiệt hại, và các điều khoản khác liên quan đến giao dịch chuyển nhượng quyền tác giả. Việc lập thành hợp đồng chuyển nhượng sẽ giúp giảm thiểu tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
Tương tự với các hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng: Là cơ sở pháp lý cần thiết mà theo đó quyền tác giả được chuyển giao;
– Giá, phương thức thanh toán: Giá cả chuyển nhượng hoàn toàn do các bên tự thoả thuận. Ngoài việc thoả thuận về giá cả thì các bên trong hợp đồng còn có thể thoả thuận về phương thức thanh toán tức là cách thức thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng: Các bên có thể thoả thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng của hợp đồng, liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán, phạm vi của hợp đồng… Quyền và nghĩa vụ được thoả thuận đặt ra là căn cứ để xác định các bên có thực hiện đúng hợp đồng hay không.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Khi hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đó. Các bên trong hợp đồng phải tuân thủ các nội dung đã ký kết và khi có một bên vi phạm hợp đồng sẽ bị áp dụng trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có thể là phạt vi phạm, buộc phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc các bên cũng có thể thoả thuận vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại.
– Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thoả thuận thêm về các nội dung khác như hình thức chuyển nhượng, phạm vi chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng, phương thức giải quyết tranh chấp,…
Tùy thuộc vào đối tượng được chuyển nhượng cũng như nhu cầu, khả năng của các bên tham gia giao kết hợp đồng mà nội dung thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có thể sẽ khác nhau. Dưới đây là mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới nhất, phổ biến nhất mà các bên tham gia có thể tham khảo và sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ
Hôm nay, ngày..............tháng..................năm .................
Tại.....................................................................................
Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A):
Họ và tên/Tên tổ chức: ..................................................................................................
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)
Là:...............................................................................................................................
(Tác giả, Chủ sở hữu quyền tác giả; Người thừa kế quyền tác giả; Người đại diện cho các đồng chủ sở hữu, người đại diện cho các đồng thừa kế)
Sinh ngày:........... tháng........... năm...............................................................................
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:………………………………………………
Cấp ngày..........tháng..........năm..........tại.......................................................................
(Đối với tổ chức)
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu..................................................................................................
Cấp ngày.........tháng..........năm..............tại.....................................................................
Quốc tịch:......................................................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................................
Số điện thoại:...........................Fax:........................Email:...............................................
Là chủ sở hữu quyền tác giả đối với (các) tác phẩm:..........................................................
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
Họ và tên/Tên tổ chức: .....................................................................................................
Là:...................................................................................................................................
Sinh ngày:........... tháng........... năm.................................................................................
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :………………..........................................
Cấp ngày...........tháng..........năm.............................tại..................................................
(Đối với tổ chức)
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu..................................................................................................
Cấp ngày…......tháng...........năm..............tại.................................................................
Quốc tịch:....................................................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................................
Số điện thoại:...........................Fax:........................Email:............................................
Hai bên cùng thoả thuận và ký hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1: Bên A đồng ý chuyển nhượng quyền: ………………………………thuộc quyền sở hữu của mình cho bên B đối với tác phẩm dưới đây:
(Ghi cụ thể tên quyền thoả thuận chuyển nhượng trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20, khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ)
Tên tác phẩm:........................................................................................................
Loại hình:..............................................................................................................
Tác giả:...................................................................................................................
Đã công bố/chưa công bố :.....................................................................................
(Nếu tác phẩm đã công bố thì ghi rõ ngày, tháng, năm, hình thức, nơi công bố)
Điều 2: Bên A có trách nhiệm chuyển bản sao tác phẩm cho bên B quản lý và khai thác các quyền tác giả đã được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.
Thời gian chuyển bản sao tác phẩm :.......................................
(Các bên có thể ấn định thời hạn hoặc thời điểm chuyển bản sao tác phẩm)
Địa điểm chuyển bản sao tác phẩm:........................................
Điều 3: Bên B khai thác sử dụng các quyền được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này phải tôn trọng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 4: Bên B phải thanh toán tiền nhận chuyển nhượng các quyền ghi tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên A theo phương thức sau:
(Giá chuyển nhượng, hình thức, cách thức thanh toán; thời gian, địa điểm thanh toán...)
………………………………………………………………………………………….
Điều 5: Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Bên A không được chuyển nhượng, sử dụng, cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng các quyền đã chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.
Điều 6: Các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại Hợp đồng này. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên kia.
(Các bên có thể thoả thuận về việc bồi thường theo tỉ lệ % trên giá trị hợp đồng hoặc một khoản tiền nhất định).
Điều 7: Tất cả những tranh chấp về hợp đồng được giải quyết thông qua thoả thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thoả thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.
(Các bên có thể thoả thuận lựa chọn toà án thuộc quốc gia liên quan)
Điều 8: Hợp đồng này có hiệu lực …….. .
(Các bên có thể thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là ngày ký hợp đồng hoặc khoảng thời gian xác định sau ngày ký hợp đồng hoặc một ngày cụ thể)
Hợp đồng này được lập thành …….. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản.
(Các bên có thể thoả thuận về ngôn ngữ, số bản của hợp đồng ký kết)
Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) |
Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
Trước, trong và sau quá trình chuyển nhượng quyền tác giả, chắc chắn các bên không thể tránh khỏi những vướng mắc pháp lý nhất định. Và sau đây NPLaw sẽ giúp quý độc giả giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
Như đã trình bày phía trên, Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là hợp đồng có đối tượng rất đặc biệt, đó là một số quyền nhân thân và quyền tài sản nhất định cho nên khi được chuyển giao thì bên được chuyển giao cũng không thể nắm giữ thực tế đối tượng này. Vì thế để bảo vệ lợi ích cho các bên cũng như khẳng định vị trí độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật đã quy định hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản (khoản 1 Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). Và tùy theo sự thỏa thuận của các bên mà hình thức này có thể là văn bản thường hoặc văn bản có công chứng, chứng thực.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Tuy nhiên các bên tham gia giao kết vẫn có thể thỏa thuận công chứng hợp đồng này.
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012, thu nhập từ bản quyền là một trong các đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập từ bản quyền theo quy định này gồm chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ. Trong đó, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm đối tượng quyền tác giả. Đó là các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, một đặc điểm cần lưu ý là thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nêu trên bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng lại.
Như vậy, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tác giả, cụ thể là chuyển nhượng bản quyền là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Những chủ thể có thu nhập này cần lưu ý để tuân thủ đúng quy định về thuế của pháp luật.
Vì hợp đồng nói chung và hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả nói riêng là sự thỏa thuận của các bên nên tùy thuộc vào ý chí, nhu cầu, khả năng của các bên cũng như từng loại đối tượng của hợp đồng mà các bên sẽ bàn bạc và đi đến thống nhất nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả khác nhau.
Các bên vẫn có thể tải hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả trên mạng để sử dụng. Tuy nhiên bạn nên tham khảo từ nguồn đáng tin cậy và lưu ý về các nội dung trong hợp đồng mẫu (luật áp dụng, các điều khoản,…) có phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Bên cạnh đó, để chắc chắn rằng hợp đồng bạn đã tải xuống đáng tin cậy, bạn nên tìm sự tư vấn từ một chuyên gia pháp lý hay luật sư. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung hợp đồng, đưa ra các tư vấn pháp lý phù hợp để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện hợp đồng đúng với quy định pháp luật.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là một loại hợp đồng khá phức tạp, vì thế để giảm thiểu những tranh chấp không đáng có có thể xảy đến trong tương lai, bạn nên tìm cho mình một đội ngũ pháp lý tư vấn và hỗ trợ để tiến hành soạn thảo, thực hiện hợp đồng một cách dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp tới quý bạn đọc liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Nếu bạn vẫn còn những vướng mắc liên quan đến vấn đề trên hay có trăn trở về bất cứ lĩnh vực pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với NPLaw. Các chuyên viên, luật sư đầy nhiệt huyết với trình độ chuyên môn cao sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể, chuyên sâu hơn cho quý Khách hàng thông qua hình thức tin nhắn, hay qua điện thoại hoặc email tư vấn. Riêng đối với các vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, đội ngũ chuyên viên, luật sư của NPLaw sẽ hỗ trợ Khách hàng thực hiện các công việc như review hợp đồng đã có sẵn hay soạn thảo một hợp đồng mới, chuẩn bị hồ sơ liên quan đến việc thực hiện thủ tục đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,...
Quý Khách hàng có thể liên hệ ngay với NPLaw theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ – HÃNG LUẬT NPLAW
Hotline: 0913 4499 68
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn