Hợp đồng thế chấp bất động sản là một trong những hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thường xuyên được sử dụng trong thực tế. Bằng bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số nội dung pháp lý có liên quan đến hợp đồng thế chấp bất động sản.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, hợp đồng thế chấp là một trong số các loại hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Hiện nay không có định nghĩa pháp lý cụ thể về hợp đồng thế chấp, tuy nhiên, có thể hiểu hợp đồng thế chấp bất động sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sở hữu bất động sản (bên thế chấp) dùng quyền sở hữu bất động sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bên thứ ba (bên có nghĩa vụ) với bên kia (bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng bất động sản trong thời hạn thế chấp bất động sản.
Trong phạm vi bài viết này, có thể hiểu rằng bên thế chấp đồng thời là bên có nghĩa vụ, dùng tài sản của mình là bất động sản để thế chấp, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 và Điều 54 Luật Công chứng 2014, pháp luật hiện hành yêu cầu phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản.
Theo đó, hợp đồng thế chấp bất động sản phải được lập thành văn bản để tiến hành công chứng theo quy định pháp luật.
Hiện nay pháp luật không quy định các nội dung bắt buộc trong hợp đồng thế chấp bất động sản. Căn cứ theo quy định tại pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, có thể xác định một số nội dung cần có trong hợp đồng thế chấp bất động sản như sau:
- Thông tin của các bên tham gia giao dịch (bên thế chấp, bên nhận thế chấp, …);
- Thông tin về bất động sản được thế chấp;
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp;
- Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp, bên có nghĩa vụ;
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp;
- Thỏa thuận giải quyết tranh chấp;
- Các nội dung khác tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Căn cứ theo Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Hợp đồng thế chấp bất động sản được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực nếu quy định pháp luật có yêu cầu.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 và Điều 54 Luật Công chứng 2014, pháp luật hiện hành yêu cầu phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản gồm nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền với đất...
Như vậy, hợp đồng thế chấp bất động sản có hiệu lực khi hoàn thành việc công chứng, chứng thực.
3. Tại sao cần làm hợp đồng thế chấp bất động sản?
Hợp đồng thế chấp bất động sản là một văn bản pháp lý quan trọng, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch thế chấp. Việc làm hợp đồng thế chấp bất động sản mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong quan hệ bảo đảm, nhận bảo đảm. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng cần được thực hiện đúng quy định để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.
Như đã trình bày ở trên, mặc dù pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc các nội dung phải có trong hợp đồng thế chấp nói chung và hợp đồng thế chấp bất động sản nói riêng, tuy nhiên, việc ghi nhận thế chấp bất động sản cụ thể tại hợp đồng góp phần thể hiện rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch này, từ đó có cơ sở để mỗi bên bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.
Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP thì hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
Như vậy, hợp đồng thế chấp bất động sản được xem là hợp đồng đồng đảm bảo.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 và Điều 54 Luật Công chứng 2014, pháp luật hiện hành yêu cầu phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản gồm nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền với đất...
Như vậy, hợp đồng thế chấp bất động sản cần công chứng, chứng thực.
Theo Điều 54 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản như sau:
“1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.”
Theo đó, việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản mà không thể công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản ở văn phòng công chứng thuộc tỉnh khác.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về hợp đồng thế chấp bất động sản của Quý Khách hàng, Hãng luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến hợp đồng thế chấp bất động sản. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn