HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN BÁN NHÀ ĐẤT THEO QUY ĐỊNH HIỆN NAY

Hiện nay, cá nhân, tổ chức khi phát sinh các giao dịch trong cuộc sống mà không có khả năng trực tiếp thực hiện được thì pháp luật cho phép họ có quyền ủy quyền sang cho cá nhân, tổ chức khác. Tương tự, khi tham gia các giao dịch mua bán nhà đất cũng vậy, khi người bán không thể trực tiếp giao dịch với người mua thì có thể ủy quyền việc bán đất sang cho người khác. 

Vậy hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất hiện nay được pháp luật quy định như thế nào và có những lưu ý gì cho các bên. Sau đây, NPLAW sẽ giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.

I. Tìm hiểu về hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất

Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự sôi nổi của thị trường bất động sản, rất nhiều các giao dịch liên quan đến đất đai được thực hiện trên thực tế. Khi người sử dụng đất vì nhiều lý do khác nhau mà không thể tự mình trực tiếp thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người đó hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt và nhân danh, xuất phát từ lợi ích của mình đại diện cho mình thực hiện thay các công việc đó. Theo đó, bên ủy quyền sẽ chỉ phải trả thù lao nếu như các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 

Tìm hiểu về hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất

Trên thực tế thì việc ủy quyền thường sẽ xảy ra khi người có nhu cầu ủy quyền đang bị ốm đau, công tác xa nhà, ở nước ngoài … nhưng vẫn muốn tiếp tục tiến hành giao dịch với người thứ ba. Tuy nhiên, hoạt động ủy quyền bán nhà đất thông thường sẽ tìm ẩn rất nhiều rủi ro, người dân cần phải cẩn trọng để bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của mình. 

II. Quy định pháp luật về hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất

1. Thế nào là hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 562 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng ý quyền là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền, bên ủy quyền sẽ phải chịu trách nhiệm trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu như các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Có thể hiểu Hợp đồng ủy quyền bán nhà đất là sự thỏa thuận giữa hai bên, được xác lập bằng văn bản nhằm mục đích bên ủy quyền ủy quyền lại cho bên nhận ủy quyền nhân danh mình thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở.

2. Những nội dung phải có hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất

Các bên tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng ủy quyền với điều kiện không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 

Những nội dung phải có hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất

Hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng nhà đất gồm các điều khoản cơ bản sau:

  • Thông tin của các bên.
  • Nội dung công việc, thời hạn ủy quyền.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Thù lao mà bên được ủy quyền nhận được.
  • Cách giải quyết tranh chấp.

3. Lệ phí lập hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất

Theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: "Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản"

Theo quy định trên thì người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi lập hợp đồng ủy quyền bán nhà đất là người ủy quyền. Nếu các bên thỏa thuận người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thì thực hiện theo thỏa thuận.

Theo Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2%

Lưu ý:

+ Nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.

+ Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND cấp tỉnh quy định

III. Một số thắc mắc về hợp đồng uỷ  quyền bán nhà đất

1. Phạm vi ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền bán nhà đất gồm những nội dung gì?

Bên ủy quyền cho bên nhận ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhân danh bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền thực hiện các công việc sau đây:

  • Đăng tin, tạo điều kiện để người mua tìm hiểu các thông tin về thửa đất, nhà ở theo giấy chứng nhận trên.
  • Thỏa thuận với bên nhận chuyển nhượng (bên mua) về các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở.
  • Cùng bên nhận chuyển nhượng thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện thủ tục khai, nộp thuế thu nhập cá nhân nếu bên nhận chuyển nhượng không thực hiện thay.
  • Cung cấp giấy tờ theo quy định pháp luật đất đai để hoàn tất thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai.

2. Có thể ủy quyền cho tổ chức thực hiện việc bán nhà đất không?

Việc ủy quyền để thực hiện mua bán, chuyển nhượng nhà ở được pháp luật quy định tại Khoản 1 điều 138 Luật Dân Sự năm 2015: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Như vậy, có thể ủy quyền cho tổ chức thực hiện việc bán nhà đất.

3. Những điều cần lưu ý khi thực hiện hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất

  • Cần lưu ý về hình thức đối với hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. Hợp đồng chuyển nhượng đất bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Vì vậy cho nên cần phải lưu ý, trước khi đưa ra quyết định ký hợp đồng mua bán đất từ người được ủy quyền theo quy định của pháp luật, người mua và phía bên khách hàng cần phải chú ý xem xét hợp đồng đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hay chưa để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp không đáng có, hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu nếu như hợp đồng đó vi phạm quy định về mặt hình thức theo như phân tích nêu trên. 

Có thể ủy quyền cho tổ chức thực hiện việc bán nhà đất không?

  • Lưu ý một số nội dung trong hợp đồng ủy quyền bán nhà đất như sau: Thông tin liên quan đến người bán, thông tin liên quan đến người được ủy quyền bán đất; Điều khoản về phạm vi đại diện trong hợp đồng ý quyền, xác định xem người được ủy quyền có toàn quyền định đoạt bất động sản đó hay không để tránh trường hợp phải hợp đồng mua bán bị tuyên bố vô hiệu do vượt quá phạm vi ủy quyền; Lưu ý về thời hạn của hợp đồng ý quyền, hợp đồng ủy quyền đó đã hết thời hạn hay chưa để xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng của người được ủy quyền;...
  • Nếu xảy ra tranh chấp trên thực tế, bên nhận ủy quyền cần phải chứng minh giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có thật trên thực tế thông qua hoạt động thanh toán, bàn giao tài sản, bàn giao các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. 

4. Không được sử dụng hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất trong trường hợp nào?

  • Hợp đồng ủy quyền hết thời hạn. Căn cứ theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn ủy quyền, theo đó thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu như các bên không thỏa thuận và pháp luật không quy định thì hợp đồng ý quyền đó sẽ có hiệu lực 01 năm. Như vậy có thể nói, nếu hết thời hạn ủy quyền mà các bên không gia hạn thì hợp đồng ý quyền đó sẽ chấm dứt. 
  • Hợp đồng ủy quyền vô hiệu. Hợp đồng ủy quyền vô hiệu trong một số trường vi phạm điều cấm, chủ thể, hình thức, nội dung,... Khi hợp đồng ủy quyền vô hiệu, các bên không được sử dụng hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hợp đồ ng uỷ quyền bán nhà đất

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến hợp đồng uỷ quyền bán nhà đất mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan