HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ Ở LÀ GÌ? MẪU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ Ở DỰNG NHÀ Ở

Trong hoạt động thi công xây dựng nhà ở, việc ký kết hợp đồng là điều rất cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng để ràng buộc quyền, nghĩa vụ giữa các bên, đảm bảo quyền lợi hợp pháp. Trong bài viết dưới dây, NPLaw sẽ phân tích một số quy định về hợp đồng xây dựng nhà ở theo quy định hiện hành.

I. Thực trạng về hợp đồng xây dựng nhà ở hiện nay

Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở là một dạng hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng. Trước khi tiến hành thi công xây dựng nhà ở, các bên cần ký kết hợp đồng quy định các điều khoản, cam kết, quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây là cơ sở để các bên thực hiện thi công xây dựng cũng như căn cứ nghiệm thu công trình, bảo đảm quyền lợi của các bên.

II. Tìm hiểu về hợp đồng xây dựng nhà ở

1. Khái niệm về nhà ở

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014, khái niệm “nhà ở” được giải thích như sau: “1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”.

Ngoài ra, nhà ở cũng là một dạng tài sản theo khoản 2 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015.

2. Trong hoạt động xây dựng nhà ở có cần lập hợp đồng không?

Trong hoạt động xây dựng công trình nói chung và xây dựng nhà ở nói riêng, việc khởi công xây dựng phải đáp ứng điều kiện tại Điều 107 Luật xây dựng 2014. Trong đó, điểm d khoản 1 Điều 107 quy định: “Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;”

Do đó, việc khởi công xây dựng nhà ở cần phải có hợp đồng thi công xây dựng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

III. Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng nhà ở

1. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở mới nhất hiện nay

Bạn đọc có thể tham khảo mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ Ở

Căn cứ:

- Bộ luật dân sự 2015;

- Luật nhà ở 2014;

- Luật xây dựng 2014;

- Giấy phép xây dựng số …………… của …………

 

Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại địa chỉ ……………………. chúng tôi gồm:

Chủ đầu tư (Bên A)

Ông/bà: …………….., sinh năm: …

CCCD số: ……………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………….

Bên nhận thi công (Bên B)

Ông/bà: …………….., sinh năm: …

CCCD số: ……………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………….

Các bên thống nhất lập và ký hợp đồng thi công xây dựng nhà ở này với các điều khoản như sau:

Điều 1: Nội dung công việc

Bên A khoán cho bên B xây dựng công trình nhà ở có thông tin cụ thể như sau:

-Tên công trình: ………………………………….

-Cấu tạo: …………………………………………

-Kết cấu: ………………………………………….

-Quy mô: …………………………………………

Điều 2: Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu và bàn giao

- Công trình xây dựng phải đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật;

- Đảm bảo về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.

Điều 3: Thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng

Thời gian tiến hành thi công xây dựng là ….  kể từ ngày các bên ký kết hợp đồng này.

Bên B có nghĩa vụ đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng như sau:

+ Giai đoạn 1: ………………….

+ Giai đoạn 2: ………………….

Điều 4: Giá trị hợp đồng và thanh toán

-Tổng giá trị hợp đồng là: …………….

-Việc thanh toán được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản theo thông tin sau:

Chủ tài khoản: ………….

Số tài khoản:…………….

Ngân hàng:………………

Chi nhánh: ………………

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên

-Cung cấp thông tin đúng sự thật liên quan đến việc thi công xây dựng này;

-Việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc.

-Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng.

-…

Điều 6: Bảo hành công trình

-Bên B có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

-Các nội dung bảo hành gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.

-Thời gian bảo hành cụ thể như sau: …………………………………………………

 

Bên A                                             

(Ký và ghi rõ họ tên)

                                                    Bên B

                             (Ký và ghi rõ họ tên)

Điều 7: Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng này được giải quyết trên nguyên tắc thiện chí, tôn trọng quyền lợi các bên. Trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

2. Nội dung cần phải có của hợp đồng xây dựng nhà ở

Hợp đồng xây dựng phải có các nội dung theo khoản 1 Điều 141 Luật xây dựng 2014. Bao gồm như sau: 

- Căn cứ pháp lý áp dụng;

- Ngôn ngữ áp dụng;

- Nội dung và khối lượng công việc;

- hất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;

- hời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;

- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;

- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;

- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

- Rủi ro và bất khả kháng;

- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;

- Các nội dung khác.

Như vậy, hợp đồng xây dựng nhà ở cần có các nội dung theo quy định nêu trên.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng xây dựng nhà ở

1. Khi ký kết hợp đồng xây dựng nhà ở thì nhà thầu cần thực hiện những công việc gì?

Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng, khi ký kết hợp đồng xây dựng nhà ở thì các bên cần quy định rõ về giá cả, tiến độ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở, việc thanh toán, tạm ứng; các ràng buộc về chất lượng công trình, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đối với nhà thầu thi công xây dựng, trong quá trình ký hợp đồng, thi công xây dựng cần đảm bảo nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 113 Luật xây dựng 2014.

2. Việc ký kết hợp đồng xây dựng nhà ở phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Khoản 2 Điều 138 Luật xây dựng 2014 quy định nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng như sau:

-Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

-Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;

-Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;

-Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, việc ký kết hợp đồng xây dựng nhà ở phải đảm bảo 4 nguyên tắc trên.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng nhà ở?

Đối với tranh chấp về hợp đồng xây dựng nhà ở, một trong các bên có quyền khởi kiện để giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài (trong trường hợp các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp).

Việc yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trường hợp yêu cầu Trọng tài giải quyết thì phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể, thẩm quyền giải quyết của Trọng tài, thỏa thuận trọng tài theo Luật trọng tài 2010.

V. Vấn đề liên quan đến hợp đồng xây dựng nhà ở có nên liên hệ Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp liên quan đến hợp đồng xây dựng nhà ở. 

Tư vấn, giải đáp các thắc mắc về quy định liên quan đến hợp đồng xây dựng nhà ở;

Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp về hợp đồng xây dựng nhà ở;

Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án, Trọng tài.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn sớm nhất theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Trân Trọng! 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp