Việt Nam có 63 tỉnh thành rất đa dạng về ẩm thực, văn hóa… Mỗi khu vực địa lý có những đặc điểm khác nhau nhất là về ẩm thực hay còn gọi là đặc sản, dưới góc độ pháp lý được gọi là chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia. Vậy khi nào được coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Hãy cùng NPLAW phân tích qua bài viết này.
Theo khoản 22 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể”.
Từ đó, có thể hiểu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là những hành vi xâm phạm đến chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 65/2023/NĐ-CP: “Là phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý được xác định được xác định Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, điều ước quốc tế có nội dung có nội dung công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.”.
Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 78 Nghị định 65/2023/NĐ-CP: “Được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện
quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ”
Quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định 65/2023/NĐ-CP đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
+) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn đia lý thuộc một địa phương;
+) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện theo ủy quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trực trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;
+) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc trực trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp, ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý;
+) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ;
Như vậy, việc thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý cần tuân theo quy định nêu trên.
Những đối tượng sau không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
+) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;
+) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
+) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
+) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Do đó, những đối tượng nêu trên sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.
Theo khoản 3 Điều 129 Văn bản hợp nhất Số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi được coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm các hành vi sau đây:
+) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, những sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
+) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
+) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
+) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Như vậy, các hành vi trên được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Phụ thuộc vào tính chất, mức độ hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý mà cá nhân, tổ chức có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền sở hũu công nghiệp:
+) Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên
+) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng trở lên
+) Hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng trở lên”.
Do đó, phụ thuộc vào hành vi của đối tượng thực hiện ra sao mà có những hình phạt, mức phạt khác nhau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến các vấn đề về chỉ dẫn địa lý như:Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý; tiếp nhận thông tin liên quan đến chỉ dẫn địa lý… Trên đây là bài viết phân tích của chúng tôi về xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn