Kết hôn với người nước ngoài là một trong những cầu nối để có thể kết nối và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và lối sống giữa những người không cùng quốc tịch là một trong những nguyên nhân đưa hôn nhân của họ đến bờ vực tan vỡ. Vậy làm sao để hiểu thế nào là ly hôn với người Việt Nam và những vấn đề liên quan xoay quanh về ly hôn với người Việt Nam như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đi đôi với sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội…giữa nước ta với các nước khác trên thế giới ngày càng mở rộng, phát triển thì cũng kéo theo nó là vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày một gia tăng.
Mục tiêu của hôn nhân là cuộc sống gia đình hạnh phúc, hoà thuận. Tuy nhiên, không phải lúc nào cuộc sống hôn nhân cũng đạt được mong muốn của đôi bên nam nữ; xuất phát từ lý do này hay lý do khác mà cuộc hôn nhân đã đi đến tan vỡ, dẫn đến việc họ phải lựa chọn giải pháp ly hôn.
Mục đích của việc kết hôn là để xây dựng gia đình trên cơ sở sự tự nguyện của vợ chồng, nhưng khi cuộc sống hôn nhân đó không thể tồn tại trên thực tế thì vấn đề ly hôn là điều cần thiết, nó giúp cho chủ thể của quan hệ hôn nhân thoát khỏi sự ràng buộc về mặt pháp lý; bởi ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trên cơ sở pháp luật bằng bản án hoặc quyết định của Toà án.
Do vậy, ly hôn là một hiện tượng xã hội, bất kỳ ở xã hội nào, dù muốn hay không, vấn đề ly hôn cũng không thể loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
Ly hôn với người Việt Nam là quá trình pháp lý giúp chấm dứt một cuộc hôn nhân hợp pháp giữa hai vợ chồng. Quá trình này bao gồm các bước như nộp đơn ly hôn, hòa giải tại tòa án, và nếu cần thiết, phân chia tài sản và quyền nuôi con.
Ly hôn có thể diễn ra ở nhiều hình thức, bao gồm ly hôn đồng thuận (khi cả hai bên đều đồng ý) và ly hôn đơn phương (khi một bên muốn ly hôn mà bên kia không đồng ý). Luật pháp Việt Nam có quy định cụ thể về các lý do, thủ tục, và quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình ly hôn.
Hiện nay, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. Do đó, với mỗi loại hình thì sẽ yêu cầu điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Điều kiện để ly hôn thuận tình
Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện thuận tình ly hôn như sau:
Điều kiện để đơn phương ly hôn
Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đơn phương ly hôn như sau:
Theo Điều 476 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thời gian giải quyết ly hôn với người nước ngoài cụ thể như sau:
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là các trường hợp ly hôn sau đây (căn cứ theo Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014):
Thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 37 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Như vậy, căn cứ theo các điều nêu trên thì việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Tỉnh.
Tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa cấp huyện thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đồng thời theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ cụ thể như sau:
Như vậy, cần căn cứ vào thời điểm nộp đơn khởi kiện thì Việt Kiều Mỹ này đang cư trú ở đâu để xác định tòa án có thẩm quyền thụ lý.
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
"3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó."
Theo Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn như sau:
"1. Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.
2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
3. Trên cơ sở thông tin chính thức nhận được, Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thuộc trường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam."
Đối chiếu quy định trên, như vậy việc đầu tiên, người đã ly hôn ở nước ngoài cần có bản chính bản án, hoặc quyết định của tòa án nước ngoài, ghi nhận việc ly hôn. Đây là tài liệu không thể thiếu đối với thủ tục kết hôn mới. Trường hợp đã mất bản chính bản án, hay quyết định, bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài để xin trích lục. Do đặc thù quy trình, thủ tục tố tụng dân sự; thủ tục xin cấp trích lục bản án, hoặc quyết định ở mỗi nước khác nhau, nên chị cần liên hệ tòa án hoặc cơ quan đã ban hành bản án, quyết định, để được hướng dẫn rõ. Tiếp theo, chị cần thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới, theo quy định tại Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề ly hôn với người Việt Nam. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn