Mua bán vật tư là gì? Quy định về mua bán vật tư

 

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc mua bán vật tư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu và thiết bị cần thiết. Mua bán vật tư không chỉ là một giao dịch thương mại đơn thuần mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về mua bán vật tư theo quy định pháp luật.

Tìm hiểu về mua bán vật tư

Vật tư là các loại vật liệu dùng để sản xuất có thể bao gồm các loại nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử, máy móc, và các loại hàng hóa khác. Mua bán vật tư hiện nay được hiểu là hoạt động giao dịch thương mại giữa bên mua và bên bán nhằm cung cấp các loại nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc kinh doanh.

Theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV Luật đầu tư 2020, kinh doanh quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Như vậy, ngoài việc kinh doanh trang thiết bị đặc chủng thì việc kinh doanh các vật tư khác không thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Quy định pháp luật về mua bán vật tư

II.Quy định pháp luật về mua bán vật tư

Thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh mua bán vật tư hiện nay như sau:

Bước 1: Lựa chọn hình thức kinh doanh và ngành nghề kinh doanh phù hợp.

Bước 2: Nộp hồ sơ và phí, lệ phí liên quan

-Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/) hoặc nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền. 

-Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ nộp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì không phải nộp lệ phí.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh

-Hồ sơ đủ điều kiện: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân. 

-Hồ sơ không hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người nộp hồ sơ biết rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hiện nay cơ bản bao gồm:

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

-Điều lệ công ty.

-Danh sách thành viên.

-Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân là chủ doanh nghiệp/chủ sở hữu công ty/thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu/thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, người nộp hồ sơ cần chuẩn bị hồ sơ tương ứng theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay pháp luật không quy định thế nào là giấy phép con. Tuy nhiên, dựa trên thực tế có thể hiểu giấy phép con là loại giấy phép chứng nhận cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện đầu tư kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo quy định. Giấy phép con được cấp dưới một số hình thức theo khoản 6 Điều 7 Luật đầu tư 2020 như: 

-Giấy phép;

-Giấy chứng nhận;

-Chứng chỉ;

-Văn bản xác nhận, chấp thuận;

Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, đối với một số loại vật tư thuộc trường hợp kinh doanh có điều kiện thì có thể phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép con khi hoạt động.

Theo quy định hiện nay, để hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp, tổ chức, cá nhân cần phải đăng ký doanh nghiệp và đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa, dịch vụ dự định sẽ kinh doanh của chủ thể đó. Do vậy, trước khi thực hiện bán lẻ hàng hóa, tổ chức, cá nhân cần đăng ký mã ngành kinh doanh phù hợp với loại hàng hóa bán lẻ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. 

Như vậy, trường hợp tổ chức, cá nhân muôn bán lẻ vật tư thì cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ phù hợp theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam trước khi kinh doanh, thực hiện bán lẻ vật tư đó.

Điểm h khoản 2 Điều 120 Luật chứng khoán 2019 quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường khi xảy ra sự kiện sau: “Quyết định mua, bán tài sản hoặc thực hiện các giao dịch có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được soát xét”;

Như vậy, khi công ty đại chúng quyết định thực hiện giao dịch mua, bán vật tư có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty theo báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất thì phải công bố thông tin bất thường.

Theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về hành vi vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng cho đến phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người có hành vi mua bán vật tư không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng cho đến phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định trên.

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định mua bán vật tư hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan