Những điều cần biết về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe

 

 

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cà phê là thỏa thuận pháp lý giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh, quy trình và công thức của chuỗi cà phê đã thành công. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin quyền và nghĩa vụ của bạn và bên cho nhượng quyền. Tìm hiểu thông tin hợp đồng là một cách giúp bạn có một góc nhìn khách quan nhất về kinh doanh cafe nhượng quyền. 

 Tìm hiểu về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe

I. Tìm hiểu  về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe

Hợp đồng nhượng quyền là một văn bản pháp lý và có nhiều quy định cần thiết để bảo vệ quyền lợi của đôi bên. Dành thời gian tìm hiểu về những quy định này có thể giúp bạn có hiểu rõ quy trình và có cái nhìn toàn diện hơn về nhượng quyền thương hiệu Cafe.

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cà phê là một văn bản pháp lý giữa hai bên: bên nhượng quyền (thường là chủ sở hữu thương hiệu cà phê nổi tiếng) và bên nhận quyền (người muốn khai thác thương mại nhãn hiệu). Ngoài những điều khoản theo quy định của pháp luật, hợp đồng nhượng quyền còn thể hiện rõ các chính sách mà bên nhượng quyền đề xuất, bao gồm những yêu cầu bắt buộc cũng như những điều khoản đãi ngộ.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe cần tuân thủ các quy định tại Điều 11 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP (sđ, bs bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP), bao gồm các điều khoản cơ bản sau:

-Thông tin về các bên: Ghi rõ tên, địa chỉ, thông tin liên hệ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

-Quyền và nghĩa vụ của các bên: Đề cập đến trách nhiệm của bên nhượng quyền trong việc hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, quảng bá thương hiệu, và quyền kiểm tra việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng của bên nhận quyền. Đồng thời, bên nhận quyền phải tuân thủ quy định về sử dụng thương hiệu, bảo mật bí quyết kinh doanh.

-Nội dung nhượng quyền: Bao gồm quyền sử dụng thương hiệu, quy trình kinh doanh, công thức, bí quyết và các tài sản khác được nhượng quyền.

-Phí nhượng quyền và các khoản thanh toán khác: Quy định mức phí nhượng quyền, phí duy trì và các chi phí phát sinh, cùng thời gian, phương thức thanh toán.

-Thời hạn hợp đồng: Ghi rõ thời gian hiệu lực của hợp đồng, điều kiện gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

-Chấm dứt hợp đồng: Quy định các điều kiện để chấm dứt hợp đồng, như các trường hợp vi phạm, mất quyền nhượng quyền, hoặc khi hết hạn hợp đồng mà không được gia hạn.

-Giải quyết tranh chấp: Xác định phương thức giải quyết tranh chấp, có thể là thương lượng, hòa giải, hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật.

1. Điều kiện của bên nhượng quyền thương hiệu cafe

Điều kiện về tư cách chủ thể của bên nhượng quyền thương hiệu

Theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên nhượng quyền bắt buộc phải có tư cách là thương nhân:

-Thương nhân cá nhân hoặc tổ chức: Thương nhân có thể là cá nhân hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên, và có đăng ký trong lĩnh vực phù hợp với nội dung nhượng quyền.

-Có đăng ký kinh doanh hợp pháp: Thương nhân phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, đảm bảo rằng thương nhân này hoạt động thương mại hợp pháp tại Việt Nam (Điều 4 Luật Thương mại 2005).

-Theo quy định pháp luật, bên nhượng quyền thương hiệu cafe phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để đảm bảo tính hợp pháp và uy tín của hoạt động nhượng quyền. Các điều kiện này bao gồm:

-Quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp thương hiệu: Bên nhượng quyền phải là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng hợp pháp thương hiệu nhượng quyền, bảo đảm tính pháp lý cho việc chuyển giao thương hiệu (Điều 289 Luật Thương mại 2005).

-Tuân thủ quy định pháp luật: Bên nhượng quyền phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại và nhượng quyền thương hiệu theo pháp luật thương mại, đặc biệt tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 và các quy định liên quan đến nhượng quyền thương hiệu.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe

Căn cứ vào Luật Thương mại 2005 quy định về Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe:

-Quyền của bên nhượng quyền: Điều 286 Luật Thương mại 2005

-Yêu cầu bên nhận quyền tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, quy trình và cam kết trong hợp đồng nhượng quyền.

-Nhận các khoản phí nhượng quyền, bao gồm phí ban đầu và phí duy trì theo tỷ lệ doanh thu hoặc mức phí cố định.

-Giám sát và kiểm tra hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm luôn nhất quán với thương hiệu.

-Được quyền chấm dứt hợp đồng nhượng quyền nếu bên nhận quyền vi phạm các điều khoản quan trọng trong hợp đồng.

*Nghĩa vụ của bên nhượng quyền: Điều 287 Luật Thương mại 2005

-Cung cấp đầy đủ thông tin, hỗ trợ và tư vấn cho bên nhận quyền về cách thức vận hành, quản lý, đào tạo nhân viên và marketing để phát triển kinh doanh.

-Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu được duy trì nhất quán trên toàn bộ hệ thống nhượng quyền.

-Hỗ trợ quảng bá, phát triển thương hiệu và nghiên cứu thị trường để giúp bên nhận quyền gia tăng doanh thu.

-Chuyển giao công nghệ, quy trình, công thức pha chế và các yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh cho bên nhận quyền.

*Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền (Điều 288 và 289):

-Điều 288: Bên nhận quyền có quyền:

Yêu cầu bên nhượng quyền hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, và các thông tin cần thiết để duy trì chất lượng dịch vụ theo chuẩn thương hiệu.

Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

-Điều 289: Bên nhận quyền có nghĩa vụ:

+Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

+ Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

+ Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

+Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

+ Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

+ Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

+ Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe

1. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu cafe phổ biến hiện nay

Hiện nay, nhượng quyền thương hiệu cafe thường có các hình thức phổ biến sau:

-Nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full Franchise):  Bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ từ thương hiệu, mô hình kinh doanh, quy trình vận hành đến hỗ trợ đào tạo. Bên nhận quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và quy định từ bên nhượng quyền.

-Nhượng quyền không toàn diện (Non-Franchise/Partial Franchise): Bên nhận quyền chỉ nhận một phần của hệ thống nhượng quyền, thường là công thức, sản phẩm, hoặc quy trình pha chế. Bên nhận quyền có thể tự do hơn trong việc quản lý cửa hàng.

-Nhượng quyền có sự tham gia của bên nhận quyền (Co-Branding Franchise): Bên nhượng quyền không chỉ cung cấp thương hiệu và mô hình kinh doanh mà còn tham gia quản lý trực tiếp hoặc giám sát cửa hàng, đảm bảo hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn thương hiệu.

-Nhượng quyền thương hiệu con (Sub-Franchise): Bên nhận quyền được quyền bán sản phẩm của thương hiệu mà không chịu sự giám sát chặt chẽ về mô hình kinh doanh hoặc quy trình vận hành, phù hợp với các cửa hàng đã có sẵn nhưng muốn bổ sung sản phẩm thương hiệu vào danh mục.

2. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe được quy định tại Điều 317 đến Điều 319 Luật Thương mại 2005. Các phương thức bao gồm:

-Thương lượng và hòa giải: Các bên tranh chấp có thể tự thương lượng hoặc nhờ bên thứ ba hòa giải nhằm đạt thỏa thuận chung.

-Trọng tài thương mại: Nếu các bên có thỏa thuận chọn Trọng tài là phương thức giải quyết, tranh chấp sẽ được xử lý theo quy định của Trọng tài thương mại.

-Tòa án: Trong trường hợp không có thỏa thuận trọng tài hoặc không thể hòa giải, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

3. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe không?

Điều 16 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP (sđ, bs bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP), bên nhận quyền có thể được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương hiệu trong một số trường hợp nhất định.

- Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.

- Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.

- Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.

4. Sau khi ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe, bên nhượng quyền gây ra khủng hoảng truyền thông làm ảnh hưởng thương hiệu thì bên được nhượng quyền có được bồi thường không?

Căn cứ vào Điều 302 Luật Thương Mại 2005 quy định Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Nếu bên nhượng quyền có hành vi gây ra khủng hoảng truyền thông dẫn đến thiệt hại cho thương hiệu của bên được nhượng quyền, bên được nhượng quyền có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc yêu cầu bồi thường này dựa trên cơ sở quy định về quyền lợi của các bên trong hợp đồng nhượng quyền và luật pháp hiện hành về sở hữu trí tuệ.

Để thực hiện yêu cầu này, bên được nhượng quyền cần chứng minh thiệt hại và căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ.

5. Sử dụng thương hiệu của người khác nhưng không thực hiện nhượng quyền thì bị phạt như thế nào?

Việc sử dụng thương hiệu của người khác mà không có sự cho phép hoặc không thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền là hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và thương mại. Cụ thể:

-Vi phạm về sở hữu trí tuệ (Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022): Căn cứ vào Điều 129 và 130 Quy định về quyền của tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu ngừng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Sử dụng thương hiệu mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền lên đến 500 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm.

-Bồi thường thiệt hại: Căn cứ vào Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022 Ngoài phạt tiền, người vi phạm có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu thương hiệu, bao gồm các thiệt hại về kinh tế và uy tín thương hiệu.

-Khởi kiện dân sự: Căn cứ vào Điều 25 và Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chủ sở hữu thương hiệu có quyền khởi kiện người vi phạm ra tòa án để yêu cầu bồi thường và chấm dứt hành vi vi phạm.

-Truy cứu trách nhiệm hình sự: Trong trường hợp hành vi vi phạm nghiêm trọng, có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, với mức phạt lên đến 3 năm tù hoặc phạt tiền từ 50 đến 500 triệu đồng nếu việc sử dụng thương hiệu gây thiệt hại lớn.

-Vi phạm về hành chính: Căn cứ vào Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền cho hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm nhãn hiệu) thường dao động từ 500.000 đồng đến 250 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và giá trị của hàng hóa vi phạm. Mức phạt sẽ được tính dựa trên quy mô, tính chất và hậu quả của hành vi xâm phạm. Tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có thể bị đình chỉ kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan trong một khoảng thời gian nhất định.

IV. Dịch vụ tư vấn và soạn thảo các văn bản liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cafe

Kết luận, dịch vụ tư vấn và soạn thảo các văn bản liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cà phê của NPLaw cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp pháp lý toàn diện, chính xác và hiệu quả. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu một cách vững chắc. Hãy để NPLaw trở thành đối tác tin cậy, giúp bạn an tâm trong mọi giao dịch và hợp tác kinh doanh.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan