Sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của bản thân luôn được con người đặt lên hàng đầu. Chính vì điều này, mọi người chú trọng tìm cách tự vệ khi cần thiết. Trong đó không ít người lựa chọn sử dụng vũ khí quân dụng. Tuy nhiên, vũ khí quân dụng là nguồn nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân người sử dụng và của những người xung quanh. Do đó, pháp luật đã có những quy định nhằm quản lý việc sử dụng vũ khí quân dụng.
Vũ khí quân dụng được quản lý và sử dụng tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Mức độ nguy hiểm và đòi hỏi chuyên môn khi sử dụng của vũ khí quân dụng xuất phát ngay từ chính cái tên của loại vũ khí này. Vậy chúng ta cần lưu ý điều gì trong quy định pháp luật về vũ khí quân dụng? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự);
2. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019 (sau đây gọi là Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ);
3. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định vũ khí quân dụng bao gồm các vũ khí sau:
Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để thi hành công vụ, bao gồm:
Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để thi hành công vụ.
Theo khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các đối tượng sau đây được trang bị và sử dụng vũ khí quân dụng bao gồm:
Tùy vào đối tượng sử dụng sẽ được trang bị loại vũ khí quân dụng phù hợp.
Vũ khí quân dụng nói chung và súng nói riêng được sử dụng khi chiến đấu, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Về các trường hợp được nổ súng quân dụng, Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như sau:
(1) Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
(2) Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
Về xử phạt hành chính, theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người nào chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng; chiếm đoạt vũ khí quân dụng; mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Đồng thời, hình thức phạt bổ sung đối với người thực hiện các hành vi nói trên là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ những hành vi vi phạm hành chính này.Về trách nhiệm hình sự, Điều 304 Bộ luật Hình sự quy định người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị phạt tù từ 01 đến 07 năm.
Trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng làm chết người thì bị phạt tù từ 05 đến 12 năm.
Xoay quanh nội dung về vũ khí quân dụng có một số thắc mắc thường gặp và NPLaw xin được giải đáp như sau:
Vì tính chất và mức độ nguy hiểm của vũ khí quân dụng cũng như không phải bất kỳ đối tượng và trường hợp nào cũng được trang bị và sử dụng vũ khí quân dụng, do đó việc sử dụng vũ khí quân dụng cần được xin Giấy phép. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng sẽ được chia thành 02 trường hợp, sau đây là hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng (chỉ dành cho các đối tượng được trang bị và sử dụng vũ khí quân dụng):
(1) Hồ sơ xin cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng bao gồm một số tài liệu như sau:
(2) Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
Quy trình cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng theo đề nghị được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ thành 01 bộ và nộp tại Cơ quan công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định;
Bước 2: Cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ;
Bước 3: Tiếp nhận kết quả.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng chỉ cấp cho cơ quan, đơn vị được trang bị và có thời hạn 05 năm. Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng hết hạn được cấp đổi; bị mất, hư hỏng được cấp lại.Trường hợp cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thì hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ bao gồm việc cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo. Bên cạnh đó là một số hành vi bị nghiêm cấm khác như tặng cho, thuê, mượn, trao đổi, cầm cố vũ khí,... Những hành vi này nhìn chung là người thực hiện phải là chủ thể có quyền sở hữu mới có thể tiến hành. Do đó, có thể kết luận rằng cá nhân không được sở hữu vũ khí quân dụng cho mục đích phòng thân.
Trên đây là nội dung tư vấn của NPLaw về vũ khí quân dụng. Quý Khách hàng cần lưu ý và tuân thủ các nội dung về vấn đề này để bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của mình nhưng phải hợp pháp cũng như nhận diện hành vi sử dụng vũ khí quân dụng trái pháp luật. Trong trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ NPLaw để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn giải quyết. Xin chân thành cảm ơn Quý Khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn