Pháp luật Việt Nam quy định về phong tỏa tài sản, dựa trên Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017). Biện pháp này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan trong vụ án dân sự. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định cụ thể về trường hợp, thủ tục yêu cầu áp dụng phong tỏa, và trách nhiệm của các bên khi thực hiện. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến hợp tác quốc tế trong việc xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền theo quy định của nước và điều ước quốc tế.
Căn cứ Điều 111 và khoản 10, 11 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, bao gồm phong tỏa tài sản nơi ở gửi giữ và phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Theo đó, phong tỏa tài sản trong phạm vi pháp luật tố tụng dân sự được xem là biện pháp khẩn cấp tạm thời do bên có quyền yêu cầu nhằm bảo vệ một số quyền và lợi ích chính đáng của mình (để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.).
Các trường hợp bị phong tỏa tài sản được quy định cụ thể tại Điều 125 và Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017). Cụ thể:
Vậy nên, các trường hợp phong tỏa tài sản chủ yếu phụ thuộc vào 02 điều kiện chính: (i) Có căn cứ xác định tài sản thuộc về người có nghĩa vụ; và (ii) và việc áp dụng biện pháp là cần thiết nhằm đảm bảo việc thực thi thủ tục tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cụ thể như sau:
Gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đến Tòa án có thẩm quyền.
Nội dung đơn yêu cầu bao gồm:
Đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng, theo Điều 113 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định trách nhiệm đối với 02 trường hợp như sau:
Vậy nên, bao gồm đương sự và Tòa án nếu thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng, dẫn đến thiệt hại cho các bên thì phải thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự 2008, trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng (bao gồm quyền sử dụng đất là bất động sản) Chấp hành viên vẫn có quyền cưỡng chế để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.
Cụ thể, chấp hành viên xác định phần tài sản chung của vợ, chồng theo quy định pháp luật và thực hiện thông báo cho bên liên quan. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản phần giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định các chủ thể có quyền cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản trong quá trình giải quyết vụ án dân sự bao gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 187 Bộ luật này.
Đối với trường hợp phong tỏa tài sản thế chấp của bên vay chứng khoán, việc thực hiện áp dụng biện pháp phong tỏa trên được quy định cụ thể tại Điều 21 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (Quyết định số 22/QĐ-HĐTV năm 2023).
Cụ thể, khoản 3 Điều 21 Quy chế này quy định sau khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp theo quy định, VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) sẽ gửi bên vay thông qua cổng giao tiếp điện tử “Giấy xác nhận chuyển khoản phong tỏa chứng khoán thế chấp” (Mẫu 16/SBL của Quy chế này) đối với trường hợp tài sản thế chấp là chứng khoán và “Xác nhận phong tỏa tiền” của Ngân hàng thanh toán (Mẫu 17/SBL của Quy chế này) đối với trường hợp tài sản thế chấp là tiền.
Theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định Tòa án có quyền tự mình quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 11 Bộ luật này và đồng thời đáp ứng các điều kiện tại Điều 5 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP.
Trong đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyền tự áp dụng bao gồm:
Vậy nên, trường hợp phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng không thuộc thẩm quyền tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
Quy định về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 6 Luật phòng, chống rửa tiền 2022. Trong đó, phạm vi xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền tại điểm a khoản 2 Điều 6 là một trong những nội dung được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ và chức năng của mình thực hiện hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền.
Quy trình, thủ tục và phương thức hợp tác quốc tế trong phạm vi này được thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
NPLaw cam kết bảo vệ quyền lợi pháp lý của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan như Tòa án và Trọng tài. NPLaw sử dụng các phương pháp hiệu quả như thương lượng, thỏa thuận, hòa giải tiền tố tụng và thực hiện thủ tục tố tụng tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và với chi phí hợp lý. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cả trong việc thực hiện thủ tục yêu cầu phong tỏa tài sản. Nếu quý khách cần tư vấn dịch vụ liên quan đến phong tỏa tài sản hãy liên hệ với NPLaw để nhận sự tư vấn và giải đáp thắc mắc pháp lý một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn