NHỮNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ PHÁP LUẬT PHONG TỎA TÀI SẢN

 

Pháp luật Việt Nam quy định về phong tỏa tài sản, dựa trên Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017). Biện pháp này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan trong vụ án dân sự. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định cụ thể về trường hợp, thủ tục yêu cầu áp dụng phong tỏa, và trách nhiệm của các bên khi thực hiện. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến hợp tác quốc tế trong việc xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền theo quy định của nước và điều ước quốc tế.

 

I. Khái niệm về phong tỏa tài sản

Căn cứ Điều 111 và khoản 10, 11 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, bao gồm phong tỏa tài sản nơi ở gửi giữ và phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Khái niệm về phong tỏa tài sản

Theo đó, phong tỏa tài sản trong phạm vi pháp luật tố tụng dân sự được xem là biện pháp khẩn cấp tạm thời do bên có quyền yêu cầu nhằm bảo vệ một số quyền và lợi ích chính đáng của mình (để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.).

 

II. Quy định pháp luật về phong tỏa tài sản

1. Các trường hợp bị phong tỏa tài sản

Các trường hợp bị phong tỏa tài sản được quy định cụ thể tại Điều 125 và Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017). Cụ thể:

  • Đối với biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ: Tài sản bị phong tỏa trong trường hợp như có căn cứ xác định người có nghĩa vụ có tài sản gửi giữ cần thực hiện phong tỏa tài sản nhằm đảo bảo cho việc giải quyết vụ án và thi hành án diễn ra hiệu quả.
  • Đối với biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ: Tài sản bị phong tỏa trong trường hợp có căn cứ xác định người có nghĩa vụ có tài sản, do vậy cần thực hiện phong tỏa tài sản nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và thi hành án diễn ra hiệu quả.

Vậy nên, các trường hợp phong tỏa tài sản chủ yếu phụ thuộc vào 02 điều kiện chính: (i) Có căn cứ xác định tài sản thuộc về người có nghĩa vụ; và (ii) và việc áp dụng biện pháp là cần thiết nhằm đảm bảo việc thực thi thủ tục tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.

 

2. Thủ tục yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cụ thể như sau:

Gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đến Tòa án có thẩm quyền. 

Nội dung đơn yêu cầu bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; 
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
  • Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản. 

 

3. Trách nhiệm khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng

Đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng, theo Điều 113 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định trách nhiệm đối với 02 trường hợp như sau:

Trách nhiệm khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng

  • Người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản: Có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba.
  • Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản: Có nghĩa vụ bồi thường tương tự như trên khi thuộc những trường hợp sau:
  • Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

Vậy nên, bao gồm đương sự và Tòa án nếu thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng, dẫn đến thiệt hại cho các bên thì phải thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

III. Một số thắc mắc về phong tỏa tài sản

1. Bất động sản là tài sản chung của vợ chồng thì có được áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không? 

Căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự 2008, trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng (bao gồm quyền sử dụng đất là bất động sản) Chấp hành viên vẫn có quyền cưỡng chế để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản. 

Bất động sản là tài sản chung của vợ chồng thì có được áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không?

Cụ thể, chấp hành viên xác định phần tài sản chung của vợ, chồng theo quy định pháp luật và thực hiện thông báo cho bên liên quan. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản phần giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. 

 

2. Chủ thể được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định các chủ thể có quyền cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản trong quá trình giải quyết vụ án dân sự bao gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 187 Bộ luật này.

 

3. Khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp thì bên vay chứng khoán có được cấp giấy xác nhận phong tỏa không? 

Đối với trường hợp phong tỏa tài sản thế chấp của bên vay chứng khoán, việc thực hiện áp dụng biện pháp phong tỏa trên được quy định cụ thể tại Điều 21 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (Quyết định số 22/QĐ-HĐTV năm 2023).

Cụ thể, khoản 3 Điều 21 Quy chế này quy định sau khi thực hiện phong tỏa tài sản thế chấp theo quy định, VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) sẽ  gửi bên vay thông qua cổng giao tiếp điện tử “Giấy xác nhận chuyển khoản phong tỏa chứng khoán thế chấp” (Mẫu 16/SBL của Quy chế này) đối với trường hợp tài sản thế chấp là chứng khoán và “Xác nhận phong tỏa tiền” của Ngân hàng thanh toán (Mẫu 17/SBL của Quy chế này) đối với trường hợp tài sản thế chấp là tiền. 

4. Tòa án có quyền ra quyết định phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng không khi giải quyết vụ việc dân sự? 

Theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) quy định Tòa án có quyền tự mình quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các biện pháp  quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 11 Bộ luật này và đồng thời đáp ứng các điều kiện tại Điều 5 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP.

Trong đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyền tự áp dụng bao gồm:

  • Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
  • Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

 

Vậy nên, trường hợp phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng không thuộc thẩm quyền tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.

5. Hợp tác quốc tế trong việc xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền được quy định như thế nào? 

Quy định về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 6 Luật phòng, chống rửa tiền 2022. Trong đó, phạm vi xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền tại điểm a khoản 2 Điều 6 là một trong những nội dung được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ và chức năng của mình thực hiện hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền.

Quy trình, thủ tục và phương thức hợp tác quốc tế trong phạm vi này được thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan phong tỏa tài sản

NPLaw cam kết bảo vệ quyền lợi pháp lý của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan như Tòa án và Trọng tài. NPLaw sử dụng các phương pháp hiệu quả như thương lượng, thỏa thuận, hòa giải tiền tố tụng và thực hiện thủ tục tố tụng tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và với chi phí hợp lý. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cả trong việc thực hiện thủ tục yêu cầu phong tỏa tài sản. Nếu quý khách cần tư vấn dịch vụ liên quan đến phong tỏa tài sản hãy liên hệ với NPLaw để nhận sự tư vấn và giải đáp thắc mắc pháp lý một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp