Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm được quy định trong Bộ luật dân sự. Vậy bảo lãnh là gì? Pháp luật có những quy định gì về bảo lãnh? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về bảo lãnh như sau: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Quan hệ bảo lãnh là quan hệ 3 bên gồm bên nhận bảo lãnh (bên có quyền), bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ) và bên bảo lãnh ( người thứ ba).
Theo đó bên bảo lãnh sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh là sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, trừ trường hợp bên bảo lãnh được bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ nếu căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
Bên bảo lãnh phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có năng lực tài chính. Bên bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Ngoài ra, có thể có nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ, những người này phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Bên bảo lãnh phải dùng tài sản của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho các bên nhận bảo lãnh. Khi bên bảo lãnh thực hiện xong những nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh thì quan hệ nghĩa vụ chính và việc bảo lãnh được coi là chấm dứt. Trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ. Nếu có nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
Biện pháp bảo đảm bảo lãnh có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, bảo lãnh chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Chỉ khi bên có quyền đồng ý cho bên thứ ba chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho các bên có quyền thì quan hệ bảo lãnh mới được hình thành.
Thứ hai, thỏa thuận về bảo lãnh có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng về bảo lãnh, thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác.
Thứ ba, mục đích của việc bảo lãnh chính là bảo đảm được việc thực hiện hợp đồng chính, có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra khi đó bên bảo lãnh sẽ là bên đứng ra thực hiện thỏa thuận về quyền và lợi ích đã xác lập.
Thứ tư, phạm vi của các biện pháp bảo đảm được xác định là không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ được bảo đảm trong hợp đồng chính. Trường hợp nếu giữa các bên không có thỏa thuận khác thì sẽ được xác định phạm vi là toàn bộ nghĩa vụ chính.
Anh A đặt mua của anh B 5 tấn nông sản và chỉ thanh toán ½ số tiền hàng nhưng sẽ lấy hàng ngay. B không đồng ý và yêu cầu A phải thanh toán ngay hoặc có biện pháp bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Anh C là bạn của A đã đứng ra bảo lãnh cho A về việc thanh toán tiền hàng cho B. Thời hạn thanh toán là 1 tháng kể từ ngày giao hàng. Theo thỏa thuận giữa các bên thì nếu hết thời hạn mà anh A không thanh toán hoặc thanh toán không đủ cho B thì anh C phải đứng ra thanh toán toàn bộ số tiền còn thiếu cho B.
Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
Điều 336 BLDS năm 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:
Điều 337 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận”. Như vậy thù lao bảo lãnh sẽ có hoặc không, tùy vào thỏa thuận của các bên.
Theo quy định tại Điều 341 BLDS năm 2015, bên bảo lãnh được miễn thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, khi đó bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp sau đây:
Khoản 2 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau: “ Trường hợp có căn cứ tại khoản 1 Điều này, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.” Theo quy định trên thì nếu căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh không nằm trong phạm vi cam kết bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền từ chối nghĩa vụ bảo lãnh.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn