Trộn lẫn tài sản là phương thức làm hình thành tài sản mới, vậy các quy định pháp luật liên quan đến trộn lẫn tài sản được Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào? Trong bài viết sau đây, NPLaw sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến trộn lẫn tài sản.
Căn cứ Khoản 1 Điều 226 Bộ luật dân sự 2015, trộn lẫn tài sản được hiểu là tài sản đem trộn lẫn tạo thành vật mới sẽ không thể chia tách, xác định được nên vật mới thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu.
- Ví dụ về trộn lẫn tài sản:
Để làm ra một chiếc bánh thì cần có rất nhiều nguyên liệu, mỗi nguyên liệu là một tài sản riêng biệt, nếu đem trộn tất cả nguyên liệu lại và làm ra một chiếc bánh hoàn chỉnh, chiếc bánh sẽ là tài sản được trộn lẫn.
Trộn lẫn tài sản được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 226, theo đó:
“Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn
1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;
b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới".
Việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn tài sản được quy định cụ thể tại Điều 226 Bộ luật dân sự 2015, ngoài ra còn được quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Cụ thể Khoản 4 Điều 59 quy định “Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.
Vậy, về cơ bản, nguyên tắc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn tài sản là tài sản được là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
- Ví dụ về xác lập quyền chủ sở hữu trong trộn lẫn tài sản
Với ví dụ về chiếc bánh nêu trên, nếu mỗi nguyên liệu để làm bánh thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được (tức chiếc bánh) thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
Căn cứ Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Việc chia tài sản khi ly hôn luôn được các bên xem xét, bất kể là đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia làm đôi, nhưng có xem xét điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình, tính đến công sức đóng góp của các bên vợ chồng để hình thành và phát triển các tài sản chung của họ. Các bên chịu trách nhiệm liên đới đến các khoản nợ khi ly hôn... Công ty luật NPLaw cung cấp dịch vụ tư vấn chia tài sản khi ly hôn được đảm nhiệm bởi các luật sư kinh nghiệm; Luật sư đưa ra các giải pháp chia tài sản chung có lợi nhất cho khách hàng trên cơ sở quy định pháp luật. Thời gian chia tài sản chung nhanh nhất, tiết kiệm được nhiều chi phí.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn