Trong trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau nhưng vẫn hạch toán phụ thuộc công ty mẹ thì thành lập địa điểm kinh doanh là phương án tối ưu nhất. Vậy làm sao để hiểu thế nào là mở rộng địa điểm kinh doanh và những vấn đề xoay quanh việc mở rộng địa điểm kinh doanh hiện nay như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Trong quá trình hoạt động của mình, để có thể mở rộng được nguồn khách hàng cũng như mở rộng được khu vực bán hàng, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn mở rộng địa điểm kinh doanh. Hiện nay ở Việt Nam, việc mở rộng địa điểm kinh doanh được thực hiện nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cường cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Nhu cầu mở rộng địa điểm kinh doanh thường phát sinh ở các lĩnh vực kinh doanh như nhà hàng, quán cafe, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại và các dịch vụ công nghệ như công ty phần mềm, trung tâm đào tạo và dịch vụ công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, doanh nghiệp khi mở rộng địa điểm kinh doanh cần phải nghiên cứu thị trường, đánh giá tiềm năng và đặc điểm của khu vực, xây dựng kế hoạch chi tiết để đảm bảo thành công. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể trong khi đó chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, để có thể mở rộng được nguồn khách hàng cũng như mở rộng được khu vực bán hàng, nhiều doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn mở rộng địa điểm kinh doanh.
Hiện nay, khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng địa điểm kinh doanh sang một địa điểm khác ngoài trụ sở của doanh nghiệp chính, doanh nghiệp thường lựa chọn việc thành lập địa điểm kinh doanh, bởi các lý do sau đây:
Theo khoản 2 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi bổ sung năm 2022) quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, cấp lại giấy phép kinh doanh xảy ra trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp không cần xin lại giấy phép khi mở rộng địa điểm kinh doanh.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi bổ sung năm 2022) và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp khi mở rộng địa điểm kinh doanh thì cần làm thủ tục thông báo:
Bước 1: Nộp thông báo mở rộng địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Hình thức nộp: Trực tiếp, bưu chính viễn thông hoặc trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công tại tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc bằng tài khoản đăng kinh doanh qua Cổng đăng ký kinh doanh quốc gia.
Bước 2: Xử lý hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:
Căn cứ theo Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) và Điều 47 đến Điều 55 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp mở rộng địa điểm kinh doanh không thuộc trong các trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó, khi doanh nghiệp mở rộng kinh doanh thì không cần thay đổi Giấy đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) thì địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Vì vậy, ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh không được vượt quá ngành nghề của công ty mẹ. Nếu địa điểm kinh doanh muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh mà ngành nghề đó không có trong hệ thống ngành nghề của công ty mẹ thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đó ở công ty mẹ sau đó thực hiện bổ sung cho địa điểm kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp không thể mở rộng ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh ngoài ngành nghề đã được phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề mở rộng địa điểm kinh doanh. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn