Tên thương mại là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Bởi tên thương mại có liên quan mật thiết đến sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.. Vậy làm sao để hiểu thế nào là tên thương mại là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh tên thương mại như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, căn cứ khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì tên thương mại được hiểu là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ví dụ về tên thương mại như sau: Công ty TNHH xây dựng Ánh Dương; Công ty thương mại tổng hợp Khánh Vy; Công ty gốm sứ Hải Yến…
Tên thương mại |
Nhãn hiệu |
|
Khái niệm |
Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. |
Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
|
Thành phần cấu tạo – Dấu hiệu
|
Tên thương mại cấu tạo bởi chữ, số phát âm được.
|
Nhãn hiệu cấu tạo bởi từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp của ngôn ngữ và hình ảnh |
Quyền sở hữu công nghiệp |
Được xác lập trên cơ sở chủ sở hữu sử dụng hợp pháp tên thương mại mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. |
Xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký nhãn hiệu đó. |
Điều kiện bảo hộ |
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt phải đáp ứng các điều kiện: + Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng. + Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. + Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng - Các trường hợp không được bảo hộ tên thương mại: Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại. |
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: + Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa; + Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. - Các trường hợp nhãn hiệu không bảo hộ được: + Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca; biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; + Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ; + Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có; + Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó. |
Phạm vi bảo hộ |
Bảo hộ trong một địa bàn, trên một lĩnh vực và khu vực kinh doanh. |
Bảo hộ trên phạm vi toàn lãnh thổ. |
Thời gian bảo hộ |
Không hạn chế. |
10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. |
Tên thương mại là tên gọi của doanh nghiệp, tổ chức để dùng trong kinh doanh nhằm phân biệt với doanh nghiệp, tổ chức khác trong cùng ngành nghề và khu vực kinh doanh. Tên thương mại mang đến 3 giá trị cho doanh nghiệp như sau:
– Khẳng định vị trí doanh nghiệp trên thị trường: với tên thương mại nổi tiếng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội dẫn đầu trong các lĩnh vực mà mình tham gia đồng thời tạo sức hút lớn với người tiêu dùng. Ngoài ra, tên thương mại nổi tiếng còn tạo nên vị thế bền vững và mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
– Mang lại giá trị kinh tế: sản phẩm mang tên thương mại nổi tiếng sẽ có giá trị cao trên thị trường. Tên thương mại nổi tiếng còn đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển an toàn và lâu dài, tạo cơ hội gia nhập thị trường thế giới.
– Tạo uy tín đối với khách hàng: tên thương mại nổi tiếng sẽ mang đến dấu ấn tốt đối với các khách hàng, để rồi khi nói đến sản phẩm của mình, người ta sẽ biết ngay đến những lợi ích của sản phẩm dựa trên uy tín của doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đó.
Tên thương mại được bảo hộ theo các điều kiện sau:
Như vậy, tên thương mại của chủ thể kinh doanh phải thỏa mãn điều kiện trên mới được bảo hộ.
Căn cứ Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ và quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại bao gồm:
Như vậy, nếu thuộc các hành vi nêu trên thì bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện:
Theo Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa như sau:
Bên cạnh đó, tại Mục 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT quy định tên hóa chất do nhà sản xuất đăng ký theo tên IUPAC, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất.
Theo đó, nhãn phụ hàng hóa là hóa chất sẽ được ghi bằng ngôn ngữ khác chứ không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt đối với trường hợp tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ngoài các trường hợp trên thì bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt.
Căn cứ theo điểm 1.1 khoản 1 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM quy định hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện yêu cầu “Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, hàng hóa tại Siêu thị chuyên doanh hạng II có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị (nếu hàng hóa không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề tên thương mại. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn