Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân thương mại phải gánh chịu trước nhà nước, do pháp nhân đó thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, không phải pháp nhân thương mại nào cũng nắm rõ được các quy định của pháp luật có liên quan, dẫn đến một số hậu quả không đáng có. Nắm được thông tin, nhu cầu giải đáp thắc mắc thực tế, NPLaw xin cung cấp thông tin đến quý độc giả những thông tin cơ bản quy định của pháp luật về pháp nhân thương mại.
NPLaw sẽ giải thích cho bạn về khái niệm pháp nhân thương mại theo quy định pháp luật như sau:
- Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định pháp luật.
NPLaw thông tin đến bạn về nguyên tắc xử lý khi pháp nhân thương mại phạm tội theo Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
– Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
– Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
– Nghiêm trị những hành vi có thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
– Khoan hồng đối với pháp nhân tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Pháp luật quy định thế nào về pháp nhân thương mại phạm tội, NPLaw thông tin đến bạn ngay dưới đây.
Trước tiên, NPLaw sẽ cung cấp thông tin về pháp nhân thương mại phạm tội trong tố tụng hình sự. Theo Điều 436 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì pháp nhận có thể chịu những biện pháp cưỡng chế như:
NPLaw cung cấp thông tin về trách nhiệm hình sự của cá nhân trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
Tại khoản 2 Điều 75 BLHS năm 2015 quy định: “Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Có thể thấy rằng, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự sẽ làm rõ trách nhiệm của cá nhân trong Hội đồng quản trị của pháp nhân thương mại đã quyết định dẫn đến pháp nhân thương mại phạm tội có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm thì cá nhân đó cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chế tài dành cho pháp nhân thương mại phạm tội như thế nào, NPLaw thông tin đến bạn như sau:
Theo đó, đối với mỗi tội phạm mà pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Ngoài các hình phạt, trong giải quyết vụ án pháp nhân thương mại phạm tội, Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Điều 82 BLHS năm 2015 đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
NPLaw sẽ giải đáp các thắc mắc mà các độc giả thường gặp phải ngay dưới đây.
Dựa theo khoản 3 Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản của pháp nhân tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại chứ không được phong tỏa tài khoản cao hơn mức mà pháp nhân bị buộc tội có thể bị phạt.
Như đã đề cập ở trên thì pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị cưỡng chế bằng các biện pháp như:
Căn cứ Điều 36 Nghị định 44/2020/NĐ-CP, con dấu của pháp nhân thương mại có thể bị tạm giữ khi thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn.
Theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 thì pháp nhân thương mại phạm tội trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 mà áp dụng quy định tại Bộ luật Hình sự 1999.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại theo quy định pháp luật:
Xác định đúng hướng bào chữa có ý nghĩa quan trọng và mang tính chất quyết định đối với hoạt động bào chữa của Luật sư trong các giai đoạn tiếp theo. Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp để trả lời cho câu hỏi mà nhiều người thường gặp phải. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn sâu hơn thông qua tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, email về các vấn đề pháp lý liên quan, hỗ trợ tư vấn bào chữa cho pháp nhân thương mại trong trường hợp phát sinh vấn đề. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp cùng với phương châm “Lợi ích của bạn – Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn