Ở Việt Nam, định kiến giới về người chuyển đổi giới tính và các quyền nhân thân của họ vẫn nặng nề và khó chấp nhận. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được sự đấu tranh công khai giành quyền và lợi ích hợp pháp cho mình của cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển đổi giới tính nói riêng. Vậy làm sao để hiểu thế nào là phẫu thuật chuyển đổi giới tính và những vấn đề liên quan xoay quanh về phẫu thuật chuyển đổi giới tính như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Phẫu thuật chuyển đổi giới tính là quá trình mà người chuyển đổi chọn để thay đổi giới tính của mình từ giới tính sinh học ban đầu sang giới tính mà họ cảm thấy đúng với bản thân. Tuy nhiên, thực trạng phẫu thuật chuyển đổi giới tính vẫn đang gặp phải một số vấn đề và hạn chế nhất định, bao gồm:
Nhìn chung, thực trạng phẫu thuật chuyển đổi giới tính vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và hạn chế. Việc cần có sự thay đổi trong chính sách y tế và xã hội để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người chuyển giới trong quá trình chuyển đổi giới tính của họ.
Trong những năm qua mọi người đã nhìn nhận và dường như không còn có thái độ kỳ thị với người chuyển giới nữa. Điều này cũng được pháp luật quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Đồng thời, việc chuyển giới được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này; và luật khác có liên quan.
Như vậy, có thể nói cánh cửa cho phép việc chuyển đổi giới tính đã được mở; cho phép những người đã tiến hành chuyển giới trước đó đăng ký lại giới tính thật của mình. Và mở ra việc xây dựng dự thảo luật về việc chuyển đổi giới tính; cho phép những người có nhu cầu xác định lại giới tính thật có thể tiến hành theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 12 Dự thảo Luật chuyển giới quy định điều kiện riêng cho cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo từng phương pháp can thiệp như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép điều trị nội tiết tố sinh dục can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Theo Điều 19 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính như sau:
Hồ sơ đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính;
- Giấy tờ chứng minh đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật này (trừ trường hợp người đã phẫu thuật để chuyển đổi giới tính trước ngày Luật này có hiệu lực).
Thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính:
- Người đề nghị chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Bệnh viện đã được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc Bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc Bệnh viện đã phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị (sau đây viết tắt là Bệnh viện).
- Bệnh viện tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
- Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật này: Bệnh viện thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có của họ và theo dõi liên tục trong thời gian 06 tháng. Sau 06 tháng, Bệnh viện cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trên cơ sở kết luận của Hội đồng xác định giới tính. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
- Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 Luật này: Bệnh viện căn cứ vào đơn đề nghị và hồ sơ đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị để cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trong thời hạn 01 ngày làm việc. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
- Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật này: Ngay sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của người đề nghị, Bệnh viện thực hiện khám kiểm tra lại để xác định người đề nghị đã thực hiện hay chưa thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trên cơ sở kết quả khám kiểm tra lại và xác định người đề nghị đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, Bệnh viện cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác nhận người đề nghị đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Mẫu Đơn đề nghị công nhận và Mẫu Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Cụ thể tại Điều 10 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đã đề xuất các quy định về điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau:
- Độ tuổi thực hiện can thiệp y học được quy định như sau:
(i) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 Dự thảo Luật, trừ trường hợp quy định tại (ii);
(ii) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại khoản 1 Điều 9 Dự thảo Luật và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Đã được tư vấn pháp lý theo quy định Dự thảo Luật.
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn)
+ Phương án 1: Độc thân.
+ Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
- Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích.
Như vậy, đối với điều kiện có thể được phẫu thuật để chuyển đổi giới tính, Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đã đề xuất hai độ tuổi như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Nên trẻ em không được thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Theo Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Sau khi đã được chuyển đổi giới tính, công dân có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, đổi lại chứng minh nhân dân (căn cước công dân) để phù hợp với giới tính đã được đổi (theo Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015)
Ngoài ra công dân cũng có quyền thay đổi tên căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
[…] e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; […]”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì sau khi đã thực hiện chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ thay đổi làm lại giấy khai sinh, giấy tờ. Đăng ký lại giới tính thật của mình, thay đổi tên cho phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi và họ sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại.
Khi thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính, cần luật ý các vấn đề sau đây về pháp luật:
Vì người chuyển đổi giới tính sử dụng nội tiết tố sinh dục hay người chuyển đổi giới tính sử dụng dao kéo để cắt bỏ ngực hoặc bộ phận sinh dục thì đều là những người chuyển đổi giới tính nên sẽ được hưởng quyền của người chuyển giới như nhau.
Theo Khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về quyền của người chuyển giới cụ thể như sau:
- Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện;
- Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
- Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính;
- Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
- Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
- Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện;
- Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
- Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Theo Điều 11 của Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đặt ra những điều kiện cụ thể mà bệnh viện cần đáp ứng để được phép thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Điều này nhằm đảm bảo rằng quá trình phẫu thuật được thực hiện tại các cơ sở y tế đủ chất lượng và đáp ứng đầy đủ yếu tố an toàn, chất lượng, và chuyên nghiệp. Dưới đây là chi tiết về các điều kiện này:
- Phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính:
+ Loại bệnh viện: Bệnh viện phải là bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ hoặc bệnh viện đa khoa có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tạo hình đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
+ Chuyên gia phẫu thuật: Bệnh viện cần có ít nhất một bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Bác sĩ này cũng phải đã được đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính.
- Phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính:
+ Loại bệnh viện: Bệnh viện phải có khoa phẫu thuật tạo hình, tiết niệu hoặc nội tiết, sản hoặc nam học và đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
+ Chuyên gia phẫu thuật: Bệnh viện cần có ít nhất một bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Bác sĩ này cũng phải đã được đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
Những điều kiện này giúp đảm bảo rằng các bệnh viện thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính đáp ứng đầy đủ yếu tố an toàn, chất lượng và chuyên nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho người chuyển giới nhận được dịch vụ y tế tốt nhất và an toàn nhất trong quá trình chuyển giớ
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn