Trong thời đại công nghệ số, thông tin cá nhân đã trở thành một loại tài sản vô hình nhưng vô cùng giá trị. Tuy nhiên, vấn đề bán thông tin cá nhân ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều lo ngại. Không ít trường hợp thông tin của người dùng bị thu thập, chia sẻ, thậm chí mua bán mà không có sự đồng ý của họ. Điều này không chỉ xâm phạm quyền riêng tư, mà còn tạo cơ hội cho các hành vi lừa đảo, quảng cáo phiền nhiễu, và nhiều nguy cơ khác trong thế giới mạng.
Vậy pháp luật có quy định như thế nào về bán thông tin cá nhân. Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn giải đáp cho quý khách hàng.
Việt Nam hiện có tới gần 78 triệu người sử dụng Internet (chiếm hơn 79% dân số), xếp thứ 12 trên thế giới. Cơ sở hạ tầng không gian mạng phát triển nhanh và ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề, dịch vụ kinh doanh có liên quan đến dữ liệu cá nhân phát triển theo. Dù vậy, sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học, công nghệ đã và đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng. Người sử dụng chưa có ý thức bảo bệ dữ liệu cá nhân dẫn đến đăng tải công khai hoặc lộ, mất, bị chiếm đoạt trong quá trình chuyển giao, lưu trữ, trao đổi.
Tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân hiện diễn ra rất phổ biến, công khai với các dữ liệu thô và dữ liệu đã qua xử lý; nhiều hành vi chưa được xử lý vì thiếu quy định của pháp luật. Việc buôn bán dữ liệu cá nhân được tiến hành có hệ thống, có tổ chức, cam kết "bảo hành" và có khả năng cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua. Nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng.
Thời gian qua, Bộ Công an đã phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan đến hành vi bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu cá nhân quy mô lớn tại Việt Nam đã bị đấu tranh, xử lý. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép lớn nhất từng phát hiện lên tới gần 1.300 Gb, với hàng tỷ dữ liệu cá nhân, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về thông tin cá nhân như sau: Thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Như vậy, bán thông tin cá nhân được hiểu là là hành vi chuyển giao, chia sẻ hoặc cung cấp dữ liệu cá nhân của một người (như tên, số điện thoại, địa chỉ, thông tin tài khoản, số căn cước công dân, v.v.) cho một bên khác để thu lợi nhuận hoặc vì mục đích thương mại, mà không có sự đồng ý hoặc biết của người có thông tin.
Các hành vi bị xem là bán thông tin cá nhân bao gồm việc thu thập, chia sẻ, hoặc chuyển giao dữ liệu cá nhân của người khác cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý hoặc vi phạm quy định pháp luật. Dưới đây là các hành vi phổ biến:
Theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Đối với hành vi mua bán, trao đổi thông tin khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 50 triệu – 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng; và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. (Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)
Trường hợp nếu hậu quả gây ra nghiêm trọng, dẫn đến gây ảnh hưởng nghiệm trọng đối với cá nhân đó thì chủ thể mà thực hiện hành vi bán thông tin khách hàng sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 288 của Bộ luật Hình sự 2015 mức phạt sẽ dao động từ 30 - 200 triệu đồng. Thậm chí chủ thể này có thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, theo đó, hành vi bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là việc thể hiện rõ ràng, tự nguyện, khẳng định việc cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.
Tuy nhiên, theo Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân bao gồm:
Như vậy, việc xử lý dữ liệu cá nhân của người khác nếu thuộc trường hợp phải có sự đồng ý nhưng chưa tiến hành xin phép chủ thể thì có thể bị coi là hành vi bán thông tin cá nhân.
Hoạt động thám tử, điều tra, theo dõi của thám tử tư được xem là hợp pháp. Tuy nhiên việc điều tra, theo dõi của thám tử tư cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu thám tử tư theo dõi rồi bán thông tin cá nhân mà chưa có sự đồng ý của người đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng liên quan bán thông tin cá nhân. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn