Quy định pháp luật về bán thông tin cá nhân

Trong thời đại công nghệ số, thông tin cá nhân đã trở thành một loại tài sản vô hình nhưng vô cùng giá trị. Tuy nhiên, vấn đề bán thông tin cá nhân ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều lo ngại. Không ít trường hợp thông tin của người dùng bị thu thập, chia sẻ, thậm chí mua bán mà không có sự đồng ý của họ. Điều này không chỉ xâm phạm quyền riêng tư, mà còn tạo cơ hội cho các hành vi lừa đảo, quảng cáo phiền nhiễu, và nhiều nguy cơ khác trong thế giới mạng. 

Vậy pháp luật có quy định như thế nào về bán thông tin cá nhân. Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn giải đáp cho quý khách hàng. 

I. Thực trạng bán thông tin cá nhân

Việt Nam hiện có tới gần 78 triệu người sử dụng Internet (chiếm hơn 79% dân số), xếp thứ 12 trên thế giới. Cơ sở hạ tầng không gian mạng phát triển nhanh và ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề, dịch vụ kinh doanh có liên quan đến dữ liệu cá nhân phát triển theo. Dù vậy, sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học, công nghệ đã và đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng. Người sử dụng chưa có ý thức bảo bệ dữ liệu cá nhân dẫn đến đăng tải công khai hoặc lộ, mất, bị chiếm đoạt trong quá trình chuyển giao, lưu trữ, trao đổi.

Tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân hiện diễn ra rất phổ biến, công khai với các dữ liệu thô và dữ liệu đã qua xử lý; nhiều hành vi chưa được xử lý vì thiếu quy định của pháp luật. Việc buôn bán dữ liệu cá nhân được tiến hành có hệ thống, có tổ chức, cam kết "bảo hành" và có khả năng cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua. Nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng.

Thời gian qua, Bộ Công an đã phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan đến hành vi bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu cá nhân quy mô lớn tại Việt Nam đã bị đấu tranh, xử lý. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép lớn nhất từng phát hiện lên tới gần 1.300 Gb, với hàng tỷ dữ liệu cá nhân, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm. 

II. Quy định pháp luật về bán thông tin cá nhân

1. Thế nào là bán thông tin cá nhân

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về thông tin cá nhân như sau: Thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.

Như vậy, bán thông tin cá nhân được hiểu là là hành vi chuyển giao, chia sẻ hoặc cung cấp dữ liệu cá nhân của một người (như tên, số điện thoại, địa chỉ, thông tin tài khoản, số căn cước công dân, v.v.) cho một bên khác để thu lợi nhuận hoặc vì mục đích thương mại, mà không có sự đồng ý hoặc biết của người có thông tin. 

2. Các hành vi bị xem là bán thông tin cá nhân

Các hành vi bị xem là bán thông tin cá nhân bao gồm việc thu thập, chia sẻ, hoặc chuyển giao dữ liệu cá nhân của người khác cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý hoặc vi phạm quy định pháp luật. Dưới đây là các hành vi phổ biến:

  • Bán thông tin cá nhân cho mục đích thương mại như: Bán danh sách số điện thoại, email, hoặc địa chỉ cho các đơn vị sử dụng để gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện mời chào sản phẩm, hoặc email spam.
  • Khai thác dữ liệu từ khách hàng: Các công ty hoặc cá nhân thu thập thông tin từ khách hàng qua việc đăng ký dịch vụ, khảo sát, hoặc chương trình khuyến mãi rồi bán lại mà không thông báo hoặc xin phép.
  • Bán thông tin từ cơ sở dữ liệu nội bộ: Nhân viên của các tổ chức như ngân hàng, bệnh viện, trường học, hoặc công ty bảo hiểm bán thông tin khách hàng (số tài khoản, lịch sử giao dịch, hồ sơ sức khỏe) cho bên thứ ba.
  • Khai thác từ hệ thống bị tấn công: Hacker đánh cắp thông tin từ các hệ thống bảo mật kém, sau đó bán trên chợ đen hoặc các nền tảng trực tuyến.
  • Thu thập và bán thông tin trực tuyến: Một số ứng dụng hoặc trang web yêu cầu người dùng cung cấp thông tin (số điện thoại, email, lịch sử tìm kiếm) và bán dữ liệu này mà không minh bạch về mục đích sử dụng.
  • Mua bán thông tin trên chợ đen: Rao bán công khai trên mạng xã hội hoặc diễn đàn, Các cá nhân hoặc nhóm đối tượng buôn bán thông tin cá nhân công khai trên các hội nhóm, diễn đàn hoặc nền tảng chợ đen.
  • Mua bán trái phép dữ liệu nhạy cảm: Các thông tin như số căn cước công dân, hồ sơ tín dụng, hoặc lịch sử sức khỏe bị bán cho đối tượng xấu để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như giả mạo danh tính hoặc lừa đảo.
  • Lợi dụng việc thu thập thông tin hợp pháp để chuyển giao thông tin mà không thông báo: Các doanh nghiệp thu thập thông tin từ khách hàng, như qua khảo sát hoặc chương trình thành viên, nhưng lại bán hoặc chia sẻ thông tin này với bên thứ ba mà không được người dùng cho phép.

3. Việc bán thông tin cá nhân có bị xử lý theo quy định pháp luật không?

  • Xử phạt vi phạm hành chính

Theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Đối với hành vi mua bán, trao đổi thông tin khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 50 triệu – 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng; và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. (Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp nếu hậu quả gây ra nghiêm trọng, dẫn đến gây ảnh hưởng nghiệm trọng đối với cá nhân đó thì chủ thể mà thực hiện hành vi bán thông tin khách hàng sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 288 của Bộ luật Hình sự 2015 mức phạt sẽ dao động từ 30 - 200 triệu đồng. Thậm chí chủ thể này có thể có thể bị  phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

III. Một số thắc mắc về bán thông tin cá nhân

1. Hành vi bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không

Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, theo đó, hành vi bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin, Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật, Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng,...
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;
  • Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để tuyên truyền sai trái, không đúng sự thật về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của người khác có bị xem là hành vi bán thông tin cá nhân không?

Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là việc thể hiện rõ ràng, tự nguyện, khẳng định việc cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu. 

Tuy nhiên, theo Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân bao gồm:

  • Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác.
  • Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
  • Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
  • Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Như vậy, việc xử lý dữ liệu cá nhân của người khác nếu thuộc trường hợp phải có sự đồng ý nhưng chưa tiến hành xin phép chủ thể thì có thể bị coi là hành vi bán thông tin cá nhân. 

3. Thám tử tư theo dõi rồi bán thông tin cá nhân thì có được xem là hành vi vi phạm pháp luật không?

Hoạt động thám tử, điều tra, theo dõi của thám tử tư được xem là hợp pháp. Tuy nhiên việc điều tra, theo dõi của thám tử tư cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu thám tử tư theo dõi rồi bán thông tin cá nhân mà chưa có sự đồng ý của người đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan bán thông tin cá nhân

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng liên quan bán thông tin cá nhân. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp