Trong quá trình tổ chức và hoạt động, các công ty, doanh nghiệp thường thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định pháp luật. Và trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành cải tạo địa điểm kinh doanh theo nhu cầu, mục đích kinh doanh.
Vậy pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về cải tạo địa điểm kinh doanh. Sau đây, hãy cùng NPLAW giải đáp thắc mắc này cho quý khách hàng.
Vậy pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về cải tạo địa điểm kinh doanh. Sau đây, hãy cùng NPLAW giải đáp thắc mắc này cho quý khách hàng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh được định nghĩa như sau: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không có mã số thuế, không có con dấu.
Cải tạo công trình là quá trình làm mới một tòa nhà hoặc công trình xây dựng bằng cách sửa chữa những gì đã có. Trong một số trường hợp, người ta cũng thêm các thành phần mới vào công trình khi thực hiện cải tạo. Cải tạo là việc thực hiện những thay đổi đối với một công trình mà không làm thay đổi mục đích sử dụng của nó, trong khi đó sửa chữa có thể có hoặc không đi kèm với việc chuyển đổi toàn bộ mục đích sử dụng của công trình. Trên thực tế, cải tạo công trình thường tiêu tốn ít chi phí hơn là sửa chữa. Tùy thuộc vào dự án, việc cải tạo cũng có thể sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc trùng tu.
Như vậy, có thể hiểu: Cải tạo địa điểm kinh doanh là việc thực hiện những thay đổi đối với một công trình của địa điểm kinh doanh mà không làm thay đổi mục đích sử dụng của địa điểm kinh doanh đó.
Theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định về cấp giấy phép xây dựng, như sau:
Như vậy, tùy từng trường hợp mà việc cải tạo địa điểm kinh doanh sẽ phải xin giấy phép.
Theo Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với cải tạo nhà như sau:
Như vậy, cần lưu ý các loại thành phần hồ sơ trên nếu thuộc trường hợp phải cải tạo địa điểm kinh doanh.
Trường hợp cải tạo địa điểm kinh doanh có sự khác biệt so với thay đổi địa điểm kinh doanh. Nếu cải tạo địa điểm kinh doanh là việc thực hiện những thay đổi đối với một công trình của địa điểm kinh doanh mà không làm thay đổi mục đích sử dụng của địa điểm kinh doanh đó thì thay đổi địa điểm kinh doanh là quá trình mà một doanh nghiệp chuyển địa chỉ hoạt động từ địa điểm cũ sang địa điểm mới. Việc thay đổi này cần được thông báo và cập nhật với các cơ quan chức năng, bao gồm cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Việc cải tạo các công trình nêu trên phải đảm bảo điều kiện sau:
Theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cải tạo địa điểm kinh doanh là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Dựa trên quy định của Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ - CP quy định về trật tự xây dựng sẽ bị xử phạt, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
Như vậy, hành vi cải tạo địa điểm kinh doanh không giấy phép có thể bị xử phạt từ 15 triệu đến 90 triệu đồng.
Trên đây là những thông tin pháp lý cần lưu ý về cải tạo địa điểm kinh doanh. Nếu bạn quan tâm về các vấn đề pháp lý liên quan đến cải tạo địa điểm kinh doanh, vui lòng liên hệ NPLAW để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn