QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẢI TẠO ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Trong quá trình tổ chức và hoạt động, các công ty, doanh nghiệp thường thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định pháp luật. Và trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành cải tạo địa điểm kinh doanh theo nhu cầu, mục đích kinh doanh. 

Vậy pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về cải tạo địa điểm kinh doanh. Sau đây, hãy cùng NPLAW giải đáp thắc mắc này cho quý khách hàng. 

 Tìm hiểu về cải tạo địa điểm kinh doanh

Vậy pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về cải tạo địa điểm kinh doanh. Sau đây, hãy cùng NPLAW giải đáp thắc mắc này cho quý khách hàng. 

I. Tìm hiểu về cải tạo địa điểm kinh doanh

1. Cải tạo địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh được định nghĩa như sau: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không có mã số thuế, không có con dấu.

Cải tạo công trình là quá trình làm mới một tòa nhà hoặc công trình xây dựng bằng cách sửa chữa những gì đã có. Trong một số trường hợp, người ta cũng thêm các thành phần mới vào công trình khi thực hiện cải tạo. Cải tạo là việc thực hiện những thay đổi đối với một công trình mà không làm thay đổi mục đích sử dụng của nó, trong khi đó sửa chữa có thể có hoặc không đi kèm với việc chuyển đổi toàn bộ mục đích sử dụng của công trình. Trên thực tế, cải tạo công trình thường tiêu tốn ít chi phí hơn là sửa chữa. Tùy thuộc vào dự án, việc cải tạo cũng có thể sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc trùng tu.

Cải tạo địa điểm kinh doanh là gì?

Như vậy, có thể hiểu: Cải tạo địa điểm kinh doanh là việc thực hiện những thay đổi đối với một công trình của địa điểm kinh doanh mà không làm thay đổi mục đích sử dụng của địa điểm kinh doanh đó. 

2. Cải tạo địa điểm kinh doanh có cần phải xin phép không?

Theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định về cấp giấy phép xây dựng, như sau:

  • Nếu cải tạo nhà bên trong, cải tạo nhà mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo nhà không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường thì được miễn giấy phép xây dựng.
  • Nếu cải tạo nhà mặt ngoài tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm thay đổi công năng sử dụng, ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường thì phải xin giấy phép xây dựng trước khi cải tạo địa điểm kinh doanh.

Quy định pháp luật về cải tạo địa điểm kinh doanh

Như vậy, tùy từng trường hợp mà việc cải tạo địa điểm kinh doanh sẽ phải xin giấy phép. 

II. Quy định pháp luật về  cải tạo địa điểm kinh doanh

1. Các phương á n cải tạo địa điểm kinh doanh

  • Thay màu tường, xóa bỏ bức tường ngăn không hợp lý
  • Phân bố chức năng hợp lý, phân bố khoảng cách giữa các phòng
  • Cải tạo các hạng mục xuống cấp
  • Thay thế cửa sổ, giảm hàng lang,...

2. Hồ sơ cải tạo địa điể m kinh doanh gồm:

Theo Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với cải tạo nhà như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép cải tạo nhà theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi cải tạo.
  • Hồ sơ thiết kế cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo tuyến hoặc không theo tuyến.

Như vậy, cần lưu ý các loại thành phần hồ sơ trên nếu thuộc trường hợp phải cải tạo địa điểm kinh doanh. 

III. Giải đáp nhữ ng câu hỏi liên quan đến cải tạo địa điểm kinh doanh

1. Cần lưu ý gì  khi  cải tạo địa điểm kinh doanh?

Trường hợp cải tạo địa điểm kinh doanh có sự khác biệt so với thay đổi địa điểm kinh doanh. Nếu cải tạo địa điểm kinh doanh là việc thực hiện những thay đổi đối với một công trình của địa điểm kinh doanh mà không làm thay đổi mục đích sử dụng của địa điểm kinh doanh đó thì thay đổi địa điểm kinh doanh là quá trình mà một doanh nghiệp chuyển địa chỉ hoạt động từ địa điểm cũ sang địa điểm mới. Việc thay đổi này cần được thông báo và cập nhật với các cơ quan chức năng, bao gồm cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Việc cải tạo các công trình nêu trên phải đảm bảo điều kiện sau:

  • Không làm thay đổi công năng sử dụng;
  • Không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình;
  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đáp ứng yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

2. Khi cải tạo địa điểm​​​​​​​ kinh doanh thì giải trình ở cơ quan nào?

Theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cải tạo địa điểm kinh doanh là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Cải tạo địa điểm kinh doanh không giấy phép bị xử lý như thế nào?

Dựa trên quy định của Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ - CP  quy định về trật tự xây dựng sẽ bị xử phạt, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:

  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Như vậy, hành vi cải tạo địa điểm kinh doanh không giấy phép có thể bị xử phạt từ 15 triệu đến 90 triệu đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn và thự c hiện những công việc liên quan đến cải tạo địa điểm kinh doanh

Trên đây là những thông tin pháp lý cần lưu ý về cải tạo địa điểm kinh doanh. Nếu bạn quan tâm về các vấn đề pháp lý liên quan đến cải tạo địa điểm kinh doanh, vui lòng liên hệ NPLAW để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan