Hợp đồng giao việc là một thỏa thuận quan trọng giữa công ty mẹ và công ty con, tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và minh bạch. Trong hợp đồng này, công ty mẹ sẽ giao các nhiệm vụ cụ thể cho công ty con để thực hiện, dựa trên khả năng và năng lực của họ. Hợp đồng giao việc không chỉ đặt ra các yêu cầu công việc mà công ty con cần thực hiện, mà còn xác định các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên. Điều này bao gồm việc đảm bảo công ty con tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện các nhiệm vụ theo thời gian quy định và báo cáo kết quả công việc cho công ty mẹ.
Hợp đồng giao việc cho công ty con đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ giữa công ty mẹ và công ty con, đồng thời tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Hợp đồng giao việc cũng giúp đảm bảo rằng công ty con tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của công ty mẹ, từ đó duy trì tính nhất quán trong chiến lược và hoạt động kinh doanh chung của cả tập đoàn. Ngoài ra, thông qua việc giao kết hợp đồng, công ty mẹ có thể phân phối nguồn lực và trách nhiệm một cách có tổ chức, giúp tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường sự linh hoạt trong quản lý. Hợp đồng giao việc còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh, đồng thời là bằng chứng pháp lý trong trường hợp cần thiết phải đưa ra xét xử. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên mà còn góp phần vào việc duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch.
Hợp đồng giao việc cho công ty con là một thỏa thuận giữa công ty mẹ và công ty con, trong đó công ty mẹ giao một số công việc cụ thể cho công ty con để thực hiện. Công ty con có trách nhiệm hoàn thành các công việc đó theo yêu cầu và tiêu chuẩn đã được đặt ra.
Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp bên nhận thầu là tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện hợp đồng xây dựng có thể giao trực tiếp cho các đơn vị thành viên của mình nhưng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực của từng thành viên và phải được bên giao thầu chấp thuận trước”.
Như vậy, công ty mẹ được ký hợp đồng giao việc cho công ty con khi bên nhận thầu là tập đoàn, tổng công ty.
Theo Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020, Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con bao gồm:
Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020: “Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập”.
Do đó, khi Công ty mẹ trúng thầu, thì Công ty mẹ phải tự thực hiện thi công mà không được phép ủy quyền cho công ty con.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm gồm: kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt, số lượng thiết bị chủ yếu có khả năng huy động để thực hiện gói thầu (nếu có yêu cầu); doanh thu bình quân hằng năm; việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu. Theo đó, các tiêu chuẩn về năng lực kinh nghiệm được xem xét với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ.
Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Do đó, hợp đồng ủy quyền bản chất là sự thỏa thuận thực hiện công việc, không ghi nhận tư cách nhà thầu đối với bên được ủy quyền.
Như vậy, việc công ty con nhận ủy quyền hợp đồng thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn từ công ty mẹ không được xem xét làm căn cứ đánh giá năng lực kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu.
Theo khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập” thì Công ty mẹ và Công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh độc lập. Tuy nhiên, công ty con có thể trở thành nhà thầu phụ nếu được sự đồng ý từ công ty mẹ và chỉ hỗ trợ cùng Công ty mẹ thực hiện, ký hợp đồng với Công ty mẹ mà không thể ký trực tiếp với Chủ đầu tư. Trong trường hợp này, Công ty con phải ký hợp đồng với công ty mẹ về việc tiếp nhận là nhà thầu phụ.
Theo khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023: “Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 67 Luật này: “Hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt (nếu có) và giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ. Giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ không bao gồm khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020: “Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập”.
Như vậy, công ty con có thể được ghi nhận là nhà thầu phụ nếu được sự đồng ý, ký hợp đồng với công ty mẹ và được nêu tên trong hợp đồng giữa công ty mẹ với chủ đầu tư.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hợp đồng giao việc cho công ty con mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng Luật NPLaw
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 419 996
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn