Hợp đồng tư vấn quản lý dự án là vô cùng cần thiết trong quá trình hoàn thiện về chất lượng công trình lẫn tiến độ. Có 2 phương thức về hoạt động tư vấn quản lý dự án đó là : Thành lập ban quản lý tư vấn dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án. Nếu bạn chọn phương án thuê quản lý dự án bên ngoài thì hai bên sẽ bị ràng buộc bởi hợp đồng tư vấn quản lý dự án.
Hình ảnh hợp đồng tư vấn quản lý dự án
Vậy pháp luật có quy định như thế nào về hợp đồng tư vấn quản lý dự án. Sau đây, NPLAW sẽ giải đáp thắc mắc này cho khách hàng.
Một dự án xây dựng muốn được hoàn thiện cả về chất lượng công trình lẫn tiến độ công trình cần phải có kế hoạch. Do đó việc việc tư vấn quản lý dự án là cần thiết. Hoạt động tư vấn quản lý dự án có thể do chủ đầu tư lập ban quản lý tư vấn dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án. Đối với việc thuê tư vấn quản lý dự án, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau và thành lập hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án.
Hợp đồng tư vấn quản lý dự án hướng đến đối tượng là những hoạt động tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án bao gồm các hoạt động tư vấn cho việc lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án… Tất cả nhằm đảm bảo cho những dự án được hoàn thiện đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã quyết. Đồng thời để đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án.
Hợp đồng tư vấn quản lý dự án có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu tức bên quản lý dự án về việc bên nhà thầu sẽ thực hiện việc tư vấn quản lý dự án cho bên chủ đầu tư và chủ đầu tư sẽ trả tiền dịch vụ tư vấn cho bên nhà thầu.
Tư vấn quản lý dự án được hiểu là việc người tư vấn giúp nhà đầu tư thực hiện quản lý dự án bao gồm một số nội dung cụ thể:
Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án hiện nay được thực hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Công văn 99/BXD-KTTC năm 2008 về việc công bố mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án (PMC) do Bộ Xây dựng ban hành.
Hình ảnh mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án
Theo đó, hợp đồng tư vấn quản lý dự án bao gồm một số nội dung như sau:
Do hợp đồng tư vấn quản lý dự án là một dạng của giao dịch dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 nên điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tư vấn quản lý dự án cũng chính là điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.
Theo đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:
Lưu ý: theo Văn bản hợp nhất Nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định, tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực: Hạng I, Hạng II, Hạng III.
Theo Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án hiện nay được thực hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Công văn 99/BXD-KTTC năm 2008 về việc công bố mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án (PMC), trong hợp đồng phải quy định rõ nhân lực của PMC phải có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp, tương xứng về nghề nghiệp, công việc của họ như được qui định cụ thể tại Phụ lục số … [Nhân lực của PMC].
Như vậy, cần phải quy định chứng chỉ năng lực trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án.
Hợp đồng tư vấn quản lý dự án bị vô hiệu nếu thuộc trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể gồm các trường hợp:
Tranh chấp hợp đồng tư vấn quản lý dự án xảy ra trong trường hợp như sau:
Hình ảnh ký hợp đồng tư vấn quản lý dự án
Để đảm bảo tiến độ xây dựng dự án, chất lượng cũng như hợp đồng tư vấn quản lý dự án hiệu quả dựa trên những yêu cầu của chủ đầu tư và hạn chế những tranh chấp hợp đồng thì hợp đồng cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng tư vấn quản lý dự án. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn