Quy định pháp luật về Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Thị trường mua bán cổ vật, di vật và bảo vật quốc gia ngày càng phát triển, với nhiều kênh giao dịch từ chợ đồ cổ, cửa hàng chuyên nghiệp đến các nền tảng trực tuyến như các trang web và mạng xã hội. Sự quan tâm của công chúng đối với các vật phẩm có giá trị lịch sử và văn hóa ngày càng tăng, thúc đẩy nhu cầu mua bán và sưu tầm cổ vật.

Thực trạng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hiện nay Vậy thực trạng liên quan đến Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia?

I. Thực trạng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hiện nay 

Hiện nay, việc mua bán di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia ở Việt Nam đang diễn ra khá phổ biến. Các vật phẩm này thường được trao đổi trên các nền tảng trực tuyến, qua các cửa hàng cổ vật, hoặc trong những phiên chợ đồ cổ. Tuy nhiên, việc mua bán này thường tiềm ẩn nhiều vấn đề pháp lý và quản lý, đặc biệt là với những vật phẩm có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Việc kiểm soát, xác định nguồn gốc và bảo vệ các di sản này là một thách thức lớn đối với cơ quan chức năng.

II. Tìm hiểu về mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

1. Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được hiểu như thế nào? 

Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động trao đổi, chuyển nhượng quyền sở hữu các vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Những vật phẩm này bao gồm các di vật từ thời kỳ cổ đại, các tác phẩm nghệ thuật có giá trị đặc biệt và các bảo vật quốc gia được nhà nước công nhận.

2. Có được phép mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không? 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cần tuân thủ các điều kiện và quy định chặt chẽ theo Nghị định 98/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 142/2018/NĐ-CP.

III. Quy định pháp luật về mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

1. Điều kiện để được phép mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

Để được phép mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại Việt Nam, các cá nhân và tổ chức cần tuân thủ những điều kiện và quy định pháp luật quy định tại Điều 25 Nghị định 98/2010/NĐ-CP và sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 142/2018/NĐ-CP như sau:

  • Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
  • Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  • Có cửa hàng để trưng bày 
  • Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:
  • Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;
  • Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này cấp;
  • Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;
  • Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
  • Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

2. Điề u kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 98/2010/NĐ-CP và sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 142/2018/NĐ-CP  thì Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia như sau:

  • Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; hoặc là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nêu trên và đã thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật
  • Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.

3. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

Căn cứ Điều 26 Nghị định 98/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 142/2018/NĐ-CP, Điểm này được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 31/2024/NĐ-CP thì Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia như sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ : Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thường bao gồm các giấy tờ sau:
  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ (Phụ lục IV Nghị định này bị sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định 31/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/03/2024);
  • Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
  • Bước 2. Nộp hồ sơ: Chủ cửa hàng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Bước 3. Thẩm định hồ sơ: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

  • Bước 4. Cấp chứng chỉ hành nghề: Nếu hồ sơ và các điều kiện đều hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ này sẽ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định và có thể phải gia hạn sau khi hết hạn.
  • Bước 5. Nhận chứng chỉ: Cá nhân hoặc tổ chức đến nhận chứng chỉ hành nghề theo thông báo của cơ quan cấp chứng chỉ. Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, chủ cửa hàng phải tuân thủ các quy định pháp luật.

  IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

1. Trường hợp không có giấy phép mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì bị xử phạt như thế nào? 

Căn cứ khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì Trường hợp không có giấy phép mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì bị xử phạt  tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật vi phạm.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 

Căn cứ Điều 26 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

V. Vấn đề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là một lĩnh vực phức tạp và liên quan đến nhiều quy định pháp luật. Do đó, liên hệ với luật sư chuyên nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động này được thực hiện hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gồm:

  • Tư vấn về các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • Hỗ trợ xác minh nguồn gốc, tính hợp pháp của di vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia mà bạn muốn mua hoặc bán..
  • Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.
  • Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền sở hữu hoặc giao dịch mua bán, luật sư sẽ giúp bạn giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của bạn.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan