QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Quy định pháp luật về người chứng kiến như thế nào? Những lưu ý khi xác định người chứng kiến? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu về người chứng kiến

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN

I. Người chứng kiến được hiểu như thế nào ?

1. Người chứng kiến là gì?

Theo Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 giải thích người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

2. Ý nghĩa của việc quy định người chứng kiến

Theo Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: 

Người chứng kiến được triệu tập để chứng kiến hoạt động điều tra trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản.

II. Quy định pháp luật về người chứng kiến

Quy định pháp luật về người chứng kiến như sau: 

1. Quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến

Căn cứ theo khoản 3 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 người chứng kiến trong tố tụng hình sự sẽ có những quyền sau:

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

- Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;

- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 người chứng kiến trong tố tụng hình sự sẽ có những quyền sau:

- Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;

- Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;

- Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;

- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến

2. Những trường hợp không được làm người chứng kiến

Theo khoản 2 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người chứng kiến thì  những người sau đây là người không được làm người chứng kiến:

- Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

- Người dưới 18 tuổi;

- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

Như vậy, người không đảm bảo có đầy đủ nhận thức, sự vô tư, khách quan trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình thì không được làm người chứng kiến. 

3. Thủ tục triệu tập, lấy lời khai người chứng kiến

Theo quy định tại Điều 185, thủ tục triệu tập người chứng kiến được thực hiện như sau: 

- Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập.

- Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:

  • Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;
  • Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;
  • Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp.

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc lấy lời khai của người làm chứng như sau:

- Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.

- Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.

- Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

-Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.

- Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.

III. Giải đáp một số thắc mắc người chứng kiến

1. Những ai không được làm người chứng kiến?

Theo khoản 2 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 những trường hợp không được làm người chứng kiến:

 - Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

 - Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc.

 - Người dưới 18 tuổi.

 - Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

Những ai không được làm người chứng kiến

2. Lời khai của người chứng kiến có được xem là chứng cứ trong tố tụng hình sự hay không?

Theo Điều 97 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về lời khai của người chứng kiến như sau: “Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.”

Theo điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định lời khai là một trong những nguồn của chứng cứ.

Như vậy, lời khai của người chứng kiến có thể được xem là nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự và sẽ được xem xét trở thành chứng chứng cứ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chứng cứ theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

3. Người dưới 18 tuổi có được làm người chứng kiến trong vụ án hình sự hay không?

Tại điểm c khoản 2 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về những người không được làm người chứng kiến có người dưới 18 tuổi. 

Như vậy, người dưới 18 tuổi không được làm người chứng kiến trong vụ án hình sự.

4. Người chứng kiến có phải có mặt khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về khám nghiệm hiện trường như sau: Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm

Ngoài ra theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc khám nghiệm tử thi: Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

Như vậy, khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi phải có sự có mặt của người chứng kiến.

5. Người thân thích của người bị tạm giữ có được làm người chứng kiến trong tố tụng hình sự hay không?

Tại điểm a khoản 2 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về những người không được làm người chứng kiến có quy định người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được làm người chứng kiến.

Trên đây là những thông tin xoay quanh người chứng kiến. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về người chứng kiến, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan