Việc đặt tên cho doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh và thực hiện các giao dịch trên thị trường là một trong những vấn đề luôn nhận được sự quan tâm. Tên doanh nghiệp bằng tiếng Anh cũng được sử dụng khá phổ biến nhằm thể hiện sự hội nhập thế giới và chuyên nghiệp hơn. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc đặt tên giao dịch tiếng Anh cho các doanh nghiệp? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé.
Tại khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Pháp luật hiện nay không có định nghĩa thế nào là tên giao dịch tiếng Anh, tuy nhiên căn cứ vào các quy định liên quan về tên doanh nghiệp có thể hiểu như sau: Tên giao dịch tiếng Anh là tên của doanh nghiệp được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng Anh, được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải thực hiện việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được sử dụng trong các giao dịch, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 37 và 39 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định doanh nghiệp chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng Anh, tên được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc phải có tên giao dịch bằng tiếng Anh mà chỉ quy định phải có tên tiếng Việt được đặt theo đúng thành tố và tên bằng tiếng Anh được dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài nhưng chỉ dưới dạng tên phụ.
Doanh nghiệp có quyền thay đổi tên giao dịch trong các trường hợp như: đặt tên rơi vào các quy định cấm trong đặt tên theo quy định pháp luật, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Căn cứ tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình. Đồng thời tại khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp một trong những là nội dung không thể thiếu.
Như vậy, doanh nghiệp có thể thay đổi tên giao dịch trong quá trình hoạt động. Việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên trùng là tên của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Và tên bằng tiếng Anh do doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng Anh của doanh nghiệp đã đăng ký thì được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Đồng thời, tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký là điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp. Do vậy, tên giao dịch tiếng Anh không được đặt trùng nhau.
Theo quy định tại Điều 14, 15, 16 và Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
- Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
- Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Ngoài ra, phòng đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Như vậy, phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan có thẩm quyền quản lý tên giao dịch tiếng Anh
Hiện nay, theo quy định Điều 37, 39 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được đăng ký ba tên: tên tiếng Việt; tên bằng tiếng nước ngoài; và tên viết tắt. Như vậy, doanh nghiệp chỉ được đăng ký một tên giao dịch bằng tiếng Anh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tên giao dịch tiếng anh mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn