Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Vậy văn phòng thừa phát lại được thành lập như thế nào? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.
Qua tìm hiểu được biết, một trong những nguyên nhân giúp lượng khách hàng có nhu cầu lập vi bằng tăng nhanh, đó chính là tính tiện lợi. Người dân có thể đến văn phòng Thừa phát lại hoặc gọi điện liên hệ vào bất cứ thời gian nào cũng sẽ được Thừa phát lại tiếp nhận và về tận nơi làm chứng. Điều này đã giúp người dân không phải mất thời gian đi lại và chờ đợi.
Quay lại những năm trước đây khi Thanh Hóa chưa có các văn phòng Thừa phát lại, người dân chỉ còn biết tìm đến Tòa án nhân dân huyện, thị, thành phố để giải quyết các vụ việc dân sự khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, số lượng hồ sơ thường rất đông, có khi phải mất 2 – 3 tháng thì vụ việc mới được giải quyết, kèm theo đó là rất nhiều các loại phí phí như: phí hội đồng thẩm định, phí đo đạc, định giá; án phí dân sự sơ thẩm.., trong đó nặng nhất chính là án phí (5% của tổng giá trị tài sản). Án phí này sẽ còn tăng lên theo ngày nếu giá trị tài sản từ 1 tỷ đồng trở lên. Ngược lại, từ khi trên địa bàn tỉnh có các văn phòng Thừa phát lại thì người dân tìm đến đây đều được giải quyết nguyện vọng ngay trong ngày chỉ với một khoản phí rất thấp, cao nhất cũng không quá 1/10 so với mức phí tại tòa. Đây cũng chính là lý do mà Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, trong đó có Nghị định 08/2022/NĐ – CP về Tổ chức và hoạt động của văn phòng Thừa phát lại nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong công tác thi hành án dân sự. Cũng từ đây, các văn phòng Thừa phát lại được phép mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi toàn quốc thay vì chỉ giới hạn ở tại địa phương nơi đóng chân.
Để giúp người dân hiểu và yên tâm lựa chọn hình thức lập vi bằng, thời gian qua, công tác tuyên truyền về vai trò của văn phòng Thừa phát lại đã được các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tập trung đẩy mạnh. Vì vậy mà hiện nay, không chỉ ở khu vực thành phố người dân mới có xu hướng lựa chọn “người làm chứng” Thừa phát lại mà tại các vùng nông thôn, xu hướng này cũng đang ngày càng phổ biến.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Trong đó, văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
- Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
- Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
- Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
- Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
- Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
- Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
- Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
- Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
- Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
Như vậy, muốn thành lập văn phòng thừa phát lại cần đáp ứng các điều kiện trên.
Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xây dựng Đề án
Căn cứ vào các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Bước 2: Thông báo
Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.
- Bước 3: Nộp hồ sơ
Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại tiến hành nộp hồ sơ.
- Bước 4: Giải quyết hồ sơ
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.”
Do đó, thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng thừa phát lại thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ Điều 22 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại nhu sau: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập.”
Do đó, Văn phòng thừa phát lại phải đăng ký hoạt động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận Quyết định cho phép thành lập.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Văn phòng Thừa phát lại sẽ bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Văn phòng Thừa phát lại tự chấm dứt hoạt động;
- Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP:
- Văn phòng Thừa phát lại bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Đến với NPLaw, đội ngũ luật sư sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất khi bạn muốn tư vấn các vấn đề liên quan đến văn phòng thừa phát lại:
Trên đây là những thông tin cơ bản về văn phòng thừa phát lại. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến vấn đề thành lập văn phòng thừa phát lại nói riêng và các vấn đề tranh chấp khác hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn