Quy định pháp luật về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và nâng cao trình độ công nghệ tại các quốc gia tiếp nhận. Đặc biệt, đối với Việt Nam, FDI không chỉ góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế mà còn mở ra cơ hội hợp tác quốc tế và gia tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải đáp ứng các quy định pháp luật, đặc biệt là pháp luật đầu tư. 

Trong bài viết này, NPLAW sẽ phân tích những quy định pháp luật về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 

I. Tìm hiểu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam.

Lợi ích của FDI đối với quốc gia nhận đầu tư:

  • Tạo công ăn việc làm: FDI giúp tạo ra hàng triệu công việc cho người dân trong nước, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ.
  • Chuyển giao công nghệ: FDI thường đi kèm với việc chuyển giao công nghệ và kỹ thuật hiện đại, giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • Cải thiện cơ sở hạ tầng: Các công ty FDI thường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khu vực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Thúc đẩy xuất khẩu: Các công ty FDI thường sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu, giúp quốc gia nhận đầu tư gia tăng kim ngạch xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.
  • Tăng trưởng kinh tế: FDI đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thông qua việc tăng trưởng GDP và thu ngân sách từ các khoản thuế.

II. Quy định pháp luật về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Thế nào là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Theo Luật Đầu tư 2020 (hiện hành) không đề cập trực tiếp đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3, Luật đầu tư 2020 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, có thể hiểu: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư mà trong đó một cá nhân, tổ chức hoặc công ty từ một quốc gia khác (gọi là nhà đầu tư) đầu tư vào các công ty, doanh nghiệp hoặc dự án ở Việt Nam.

2. Một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mở bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN về Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, có thể thấy rằng một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mở nhiều tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, tương ứng với mỗi loại tiền tệ (bao gồm đồng Việt Nam và ngoại tệ), chỉ được mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, và tất cả các tài khoản này phải được mở tại cùng một ngân hàng được phép.

3. Một doanh nghiệp nước ngoài có thể mở tối đa bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN, có thể thấy theo quy định pháp luật thì không có quy định giới hạn số tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, tuy nhiên khi doanh nghiệp nước ngoài mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp nước ngoài chỉ được mở 01 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cho một loại ngoại tệ tại 01 ngân hàng được phép
  • Khi doanh nghiệp nước ngoài thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài có thể mở thêm 01 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép trước đó đã mở tài khoản đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ
  • Riêng đối với dự án PPP, hợp đồng BCC thì doanh nghiệp nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp riêng biệt cho mỗi dự án mà không phân biệt có cùng một ngân hàng được phép hay không

III. Một số thắc mắc về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu bao nhiêu % vốn điều lệ của công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định về “Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài" bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định trên có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:

(i) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;

(ii) Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;

(iii) Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

  • Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu từ 51 % vốn điều lệ của công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2. Nhà đầu tư nước ngoài có bắt buộc mở tài khoản vốn trực tiếp không

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN, đối tượng mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bao gồm:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN
  • Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án (sau đây gọi là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP).

Như vậy, nếu nhà đầu tư nước ngoài thuộc vào các trường hợp nêu trên thì bắt buộc phải có tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Còn nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì không phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

3. Có bắt buộc phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trước đây khi tiến hành mở tài khoản mới không

Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Thông tư 06/2019/TT-NHNN về việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Khi doanh nghiệp quyết định mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một ngân hàng được phép khác. Đầu tiên, doanh nghiệp cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại ngân hàng được phép khác. Sau đó, toàn bộ số dư trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đó tại ngân hàng khác sẽ được chuyển sang tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mới mở. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây.

Như vậy, khi doanh nghiệp quyết định mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mới tại một ngân hàng được phép khác, doanh nghiệp sẽ phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây. Quy trình thực hiện bao gồm mở tài khoản mới, chuyển toàn bộ số dư từ tài khoản cũ sang tài khoản mới, và đóng tài khoản cũ.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có được sử dụng 01 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cho nhiều khoản vay ngắn hạn nước ngoài không?

Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 26 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay, đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng 01 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cho nhiều khoản vay ngắn hạn nước ngoài. 

5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng tài khoản nào để thực hiện khoản vay trung hạn, dài hạn nước ngoài?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ sử dụng khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài.

6. Chuyển nhượng vốn góp giữa 02 nhà đầu tư nước ngoài là người cư trú có bắt buộc thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hay không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN về chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư, chuyển nhượng vốn góp giữa 02 nhà đầu tư nước ngoài là người cư trú tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan