QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XƯỞNG SẢN XUẤT KẸO DỪA TẠI BẾN TRE

Bến Tre là một trong những tỉnh có sản lượng dừa hàng đầu Việt Nam, với hơn 70,000 ha trồng dừa. Sự dồi dào của nguyên liệu làm tăng nhu cầu sản xuất kẹo dừa, do sẵn có nguồn nguyên liệu chất lượng cao với giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, Kẹo dừa là một trong những đặc sản được ưa chuộng tại Việt Nam, không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mà còn là mặt hàng quà tặng phổ biến trong dịp lễ Tết. Mở rộng hoặc thiết lập một xưởng sản xuất kẹo dừa tại đây không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương mà còn mang lại cơ hội để tiếp cận thị trường xuất khẩu kẹo dừa.

 Tìm hiểu về xưởng sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre 

Vậy thực trạng liên quan đến Xưởng sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến Xưởng sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến Xưởng sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre

I. Tìm hiểu về xưởng sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre 

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh kẹo có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Theo Phụ lục IV ban hành kèm Luật Đầu tư 2020 thì sản xuất, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề có điều kiện. Trong đó tại điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm : “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động”. Do đó các cơ sở sản xuất và kinh doanh kẹo dừa tại Bến Tre cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

2. Quy mô của xưởng sản xuất kẹo dừa như thế nào? 

Ở Việt Nam, pháp luật không đặt ra quy định cụ thể về quy mô của xưởng sản xuất kẹo dừa. Quy mô của xưởng sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre có thể khác nhau, từ nhỏ lẻ, hộ gia đình đến các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn. Quy mô phụ thuộc vào năng lực đầu tư, thị trường tiêu thụ và các yếu tố khác.

II. Quy định pháp luật về xưởng sản xuất kẹo dừa 

1. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với xưởng sản xuất kẹo dừa 

Căn cứ theo điều 3 Thông tư 16/2012/TT-BYT quy định chi tiết về Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất như sau:

+ Cơ sở vật chất:

  • Vị trí: Cơ sở sản xuất phải được xây dựng xa các nguồn gây ô nhiễm, không bị ngập lụt và có các biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại.
  • Khu vực sản xuất: Phải được thiết kế, xây dựng và bảo trì sao cho phù hợp với từng loại thực phẩm được sản xuất, đảm bảo thuận tiện cho việc vệ sinh và khử trùng, tránh ô nhiễm chéo và đảm bảo an toàn thực phẩm.

 Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

+ Trang thiết bị: Các trang thiết bị và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được làm từ chất liệu an toàn, không phản ứng hóa học với thực phẩm và dễ dàng vệ sinh, khử trùng.

+ Quản lý nguyên liệu: Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng và được bảo quản ở điều kiện thích hợp.

+ Vệ sinh cá nhân: Nhân viên làm việc trong cơ sở sản xuất thực phẩm phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh cá nhân, bao gồm mặc quần áo bảo hộ sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và có khả năng sức khỏe phù hợp với công việc.

+ Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng, không để xảy ra ô nhiễm trong quá trình sản xuất.

+ Kiểm soát chất lượng: Cần có quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra, bao gồm các biện pháp kiểm tra, đánh giá và xử lý khi phát hiện sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn.

2. Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

        Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong Luật An toàn thực phẩm của Việt Nam bao gồm các bước sau:

+ Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ xin cấp Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 

+ Nộp hồ sơ: Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là Cục An toàn thực phẩm.

+ Kiểm tra thực tế: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở. Cuộc kiểm tra này nhằm đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình sản xuất và các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cơ sở khai báo.

+ Cấp giấy phép: 

  • Nếu đủ điều kiện: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp trong vòng 15 ngày kể từ ngày kiểm tra thực tế.
  • Trường hợp không đạt: Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở, nêu rõ các lý do và yêu cầu cơ sở khắc phục.

+ Sau khi cấp giấy phép: Giấy phép có thời hạn hiệu lực, thường là 3 năm. Cơ sở cần đảm bảo duy trì các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt thời gian hoạt động và làm thủ tục gia hạn trước khi giấy phép hết hạn.

Cơ sở cũng cần sẵn sàng cho các cuộc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất từ cơ quan chức năng để đảm bảo tuân thủ liên tục các quy định về an toàn thực phẩm.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có những gì?

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, được cấp bởi cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; (Theo hướng dẫn tại Điểm 7, Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013)
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. (Theo hướng dẫn tại Điểm 11, Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013)

Hồ sơ này cần được chuẩn bị đầy đủ và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận, đảm bảo cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre

1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

Căn cứ theo điều 35 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, theo đó Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm thì kẹo dừa do Bộ Công thương quản lý. 

Do đó, Cơ quan có thẩm cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp này là Bộ Công thương.

2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong đó Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện xưởng sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre gồm:

  • Tư vấn về các quy định pháp luật yêu cầu pháp lý, hồ sơ cần thiết và tránh những sai sót trong quá trình xin cấp phép.
  • Hỗ trợ xây dựng hồ sơ, và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của xưởng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến xưởng sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan