Đấu thầu là một trong những hoạt động của nền kinh tế thị trường, tạo nên sự cạnh tranh công bằng trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Do đó, việc tham gia đấu thầu không chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà còn cần có sự hiểu biết sâu rộng về các quy định pháp luật liên quan và dịch vụ tư vấn đấu thầu là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp đảm bảo tiến trình đấu thầu diễn ra suôn sẻ. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Dịch vụ tư vấn đấu thầu là dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức trong quá trình tham gia đấu thầu, từ khâu chuẩn bị hồ sơ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý, đến việc nộp thầu và ký kết hợp đồng. Với mục tiêu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng trúng thầu bằng cách cung cấp thông tin, hướng dẫn, và giải pháp chuyên môn, đặc biệt trong các lĩnh vực yêu cầu kỹ thuật hoặc pháp lý phức tạp.
Căn cứ theo Khoản 4 và 5 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có quy định rõ thế nào là dịch vụ tư vấn và phi tư vấn, cụ thể:
- Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm:
+ Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;
+ Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán;
+ Tư vấn đấu thầu; tư vấn thẩm tra, thẩm định; tư vấn giám sát; tư vấn quản lý dự án;
+ Tư vấn thu xếp tài chính; kiểm toán và các dịch vụ tư vấn khác.
Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm:
+ Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, nghiệm thu chạy thử, chụp ảnh vệ tinh; in ấn; vệ sinh;
+ Truyền thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng;
+ Hoạt động dịch vụ khác không phải là dịch vụ tư vấn.
Theo Điều 59 Luật Đấu thầu 2023, việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn sẽ được thực hiện thông qua 04 phương pháp như sau:
a) Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, gói thầu tư vấn có quy trình thực hiện rõ ràng theo các tiêu chuẩn có sẵn;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.
a) Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, phạm vi công việc được xác định chính xác, chi phí thực hiện gói thầu được xác định hợp lý, cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt giá gói thầu và có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
a) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu;
b) Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và điểm giá. Khi xây dựng điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp; tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
a) Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất, được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính, làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.
Khi tham gia vào quá trình đấu thầu có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc đấu thầu và không phải chủ thể nào tham gia vào quá trình đấu thầu cũng có những hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật liên quan vấn đề đấu thầu và cách giải quyết hiệu quả nhất khi nhiều vấn đề phức tạp xuất hiện. Việc hiểu rõ các thủ tục, quy định của pháp luật về đấu thầu sẽ giúp bên mời thầu, bên dự thầu không phạm phải các sai lầm dẫn đến việc đấu thầu không thành công, hơn hết mang lại hiệu quả cho bên mời thầu trong việc lựa chọn được một nhà thầu phù hợp cho dự án nhất, tránh được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình đấu thầu, giảm thiểu sự tranh chấp trong về sau.
Trong hoạt động đấu thầu việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu, loại hình đấu thầu đối với một dự án là việc rất quan trọng. Nếu loại hình đấu thầu không phù hợp, hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu không đủ điều kiện sẽ dẫn đến các dự án đấu thầu dàn trải, tiến độ chậm, dự án không thành công, tiêu tốn nhiều chi phí và nhân lực.
Bên mời thầu cần có hiểu biết về việc xây dựng và tổ chức đấu thầu để có thể ký kết các hợp đồng chất lượng, lợi nhuận cao. Bên dự thầu cần có những hiểu biết về điều kiện tham gia đấu thầu để tham gia vào việc đấu thầu một cách công bằng, lành mạnh để trở thành nhà thầu tốt nhất cho sự lựa chọn của bên mời thầu.
Vì vậy, các chủ thể tham gia đấu thầu nên lựa chọn một nơi uy tín nhất để được tư vấn và cung cấp những thông tin và phương án hiệu quả đề thực hiện quá trình đấu thầu từ những luật sư, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu.
Trong tư vấn đấu thầu, có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau để hỗ trợ doanh nghiệp từ giai đoạn chuẩn bị đến hoàn tất hợp đồng. Dưới đây là các loại hình dịch vụ phổ biến:
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
- Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, quản lý quá trình thực hiện dự án; đơn vị sử dụng ngân sách; đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm ngoài ngân sách nhà nước; đơn vị mua sắm tập trung.
Theo quy định trên thì bên mời thầu hoặc chủ đầu tư phải là một trong các đối tượng trên, pháp luật không cho phép ủy quyền cho một bên khác, cụ thể là đơn vị tư vấn thực hiện việc tham gia đấu thầu.
Căn cứ tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì hành vi đưa hối lộ có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về dịch vụ tư vấn đấu thầu mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn