Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là việc một bên trong hợp đồng tự ý chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đó mà không có sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng về việc chấm dứt hợp đồng. Tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều vì nhiều lý do khác nhau. Hiện nay, tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều vì nhiều lý do khác nhau. Thực tiễn cho thấy, các tranh chấp về chấm dứt hợp đồng chiếm tỷ lệ khá lớn, có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp.
Hiện nay, tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều vì nhiều lý do khác nhau. Thực tiễn cho thấy, các tranh chấp về chấm dứt hợp đồng chiếm tỷ lệ khá lớn, có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là một bên tự ý kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là việc một bên trong hợp đồng tự ý chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đó mà không có sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng về việc chấm dứt hợp đồng.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được thực hiện do một bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật.
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Một số trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng phổ biến như:
Theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Đơn phương chấm dứt hợp đồng thì:
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ khiến cho bên vi phạm phải đối diện với rất nhiều rủi ro pháp lý, bởi đây được coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng.
Căn cứ tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019 quy định về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Theo đó, công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định trên.
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định về Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
Theo quy định trên thì trong thời hạn 14 ngày công ty sẽ phải thực hiện thanh toán tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. trừ những trường hợp đặc biệt nêu trên thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày..
Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể như sau:
- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, công ty không trả đủ tiền cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ bị xử phạt thì công ty có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền cụ thể sẽ tùy thuộc vào số người lao động mà công ty vi phạm theo như quy định trên.
Theo Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau:
- Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Như vậy, trường hợp bên thuê nhà làm mất trật tự gây ảnh hưởng sinh hoạt của hàng xóm thì chủ nhà không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp nếu trên thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (Hãng Luật NPLaw) là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý Khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý Khách có thể cân nhắc lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc trở thành người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng. NPLaw rất hân hạnh trở thành đơn vị đồng hành, cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho Quý Khách hàng.
Trên đây là nội dung về tư vấn pháp lý về đơn phương chấm dứt hợp đồng. Quý Khách hàng khi có bất cứ thắc mắc hay vấn đề khác liên quan đến pháp lý, vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn