Quy định về kích động trên mạng xã hội

An ninh mạng là thực tiễn của việc bảo vệ các hệ thống điện tử, mạng lưới, máy tính, thiết bị di động, chương trình và dữ liệu khỏi những cuộc tấn công kỹ thuật số độc hại có chủ đích. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến kích động trên mạng xã hội. Vậy kích động trên mạng xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này. 

I. Kích động trên mạng xã hội là gì?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm: Xuất hiện thông tin kích động trên không gian mạng có nguy cơ xảy ra bạo loạn, phá rối an ninh, khủng bố;

Như vậy, việc xuất hiện các thông tin kích động trên không gian mạng mà có khả năng xảy ra bạo loạn, phá rối an ninh, khủng bố được xem là tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.

II. Phát hiện thông tin kích động trên mạng xã hội có nguy cơ xảy ra bạo loạn nên làm gì?

Việc xử lý tình huống kích động trên mạng xã hội được quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018  như sau:

+ Khi phát hiện tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và áp dụng ngay các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018;

+ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương hoặc đối với một mục tiêu cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;

+ Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018 để xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.

Do đó khi phát hiện thông tin kích động trên mạng xã hội có nguy cơ xảy ra bảo loạn việc đầu tiên cần làm là báo ngay đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

III. Chia sẻ thông tin kích động trên mạng xã hội thì thẩm quyền bị xử lý thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018 quy định về việc xử lý hành vi chia sẻ thông tin kích động trên mạng xã hội thuộc thẩm quyền xử lý bao gồm:

- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng

- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng

Do đó trách nhiệm xử lý thuộc chung về cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để chống các trường hợp kích động trên mạng xã hội.

IV. Quy định về đấu tranh để bảo vệ an ninh mạng

Căn cứ Điều 22 Luật An ninh mạng 2018 quy định đấu tranh bảo vệ an ninh mạng như sau:

- Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Nội dung đấu tranh bảo vệ an ninh mạng bao gồm:

+ Tổ chức nắm tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia;

+ Phòng, chống tấn công và bảo vệ hoạt động ổn định của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;

+ Làm tê liệt hoặc hạn chế hoạt động sử dụng không gian mạng nhằm gây phương hại an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội;

+ Chủ động tấn công vô hiệu hóa mục tiêu trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.

V. Làm thế nào để tránh bị kích động trên mạng xã hội

  • Nhận ra những vấn đề: Đầu tiên chúng ta cần phải nhận ra được những vấn đề đang được bàn luận trên mạng xã hội. Những thông tin gây kích động xuất hiện ở mọi nơi trên Internet. Chúng có mặt trên các phương tiện truyền thông xã hội, các trang web trò chơi trực tuyến, trong phần bình luận của các trang tin tức hoặc các diễn đàn trực tuyến. Ban đầu, những kẻ kích động thường làm chỉ đơn thuần là đăng thông tin sai lệch hoặc đưa ra ý kiến ​​phản đối, đăng những bình luận chê bai, gây khó chịu, gây tranh cãi với người khác. Các thông tin gây kích động có vẻ vô hại lúc đầu, nhưng nó thường dẫn đến các tranh cãi tồi tệ hơn về sau và khi cơn giận dữ lên cao, nó trở thành mối đe dọa, thù hằn trực tuyến. Do đó, chúng ta cần phải nhận ra những vấn đề này càng sớm càng tốt và tránh tham gia vào các cuộc cãi vã trên mạng xã hội.
  • Nói không: Không làm quen và trò chuyện với người lạ. Nếu đã lỡ kết bạn thì bỏ chế độ kết bạn và chặn người mà mình không quen biết ngoài đời thực. Không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng. Tuyệt đối KHÔNG chia sẻ thông tin, hình ảnh nhạy cảm, tâm trạng riêng tư.
  • Biết kiểm soát bản thân: Thoát khỏi chương trình, trang thông tin, phòng chat, xóa phần mềm ứng dụng, tắt máy tính hay điện thoại. Không chia sẻ vị trí định vị của bạn khi sử dụng các ứng dụng trên mạng.
  • Kiềm chế: Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận một nội dung, hình ảnh của người khác. Không nên có những bình luận ác ý, hay hành vi khiếm nhã khi tương tác trên không gian mạng, vì nên nhớ, các hành động đó có thể ảnh hưởng xấu, gây đau khổ cho bạn bè và những người khác.
  • Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi sự việc ngày càng bị đẩy đi quá xa.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan