QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH CHO THUÊ XE DU LỊCH TẠI BẾN TRE

Hiện nay, kinh doanh cho thuê xe du lịch tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và trở thành một lĩnh vực đầy hấp dẫn. Nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển của hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường này bùng nổ. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giải đáp một số thắc mắc về quy định kinh doanh cho thuê xe du lịch tại Bến Tre hiện nay.

Kinh doanh cho thuê xe du lịch tại Việt Nam hiện nay đang trở thành một ngành nghề phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Với sự tăng trưởng của du lịch và nhu cầu di chuyển linh hoạt, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội để mở rộng dịch vụ cho thuê xe du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hoạt động kinh doanh này cũng cần phải đảm bảo tuân thủ quy định về đăng ký kinh doanh, bảo hiểm xe, và bảo đảm an toàn giao thông. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà còn góp phần nâng cao uy tín và sự tin cậy từ phía khách hàng, đồng thời tạo nên môi trường kinh doanh minh bạch và bền vững.

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi”.

Kinh doanh cho thuê xe du lịch là gì?

Kinh doanh cho thuê xe du lịch là một hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong thực tế, chủ doanh nghiệp thường cung cấp dịch vụ cho thuê các loại xe ô tô nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của khách hàng trong các chuyến du lịch, tham quan, công tác hoặc các mục đích cá nhân khác. Dịch vụ này bao gồm việc cung cấp xe ô tô với nhiều loại và kích cỡ khác nhau, từ xe du lịch nhỏ, xe sedan, xe SUV, đến các loại xe khách lớn phục vụ cho các đoàn du lịch. Trong hoạt động kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ sở hữu hoặc thuê xe từ các nguồn khác, sau đó cho khách hàng thuê lại theo các hình thức như thuê theo giờ, theo ngày hoặc theo tour.

Khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
  • Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
  • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Kinh doanh cho thuê xe du lịch là một hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Do đó chủ thể kinh doanh vận tải khách du lịch cần đáp ứng các điều kiện chung theo quy định trên.

Để lựa chọn ngành, nghề phù hợp với hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp dựa trên Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số ngành, nghề như sau:

Mã ngành, nghề

Nội dung ngành, nghề

4931

Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

4932

Vận tải hành khách đường bộ khác

4933

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

5224

Bốc xếp hàng hóa

5229

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

7710

Cho thuê xe có động cơ

Pháp luật về kinh doanh cho thuê xe du lịch

2. Hồ sơ cấp phép kinh doanh vận tải

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.

Đối với hộ kinh doanh vận tải:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020: hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo khoản 30 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008: “Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ”. 

Như vậy, hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ bao gồm cả hoạt động cho thuê xe du lịch. Do đó, kinh doanh cho thuê xe du lịch là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Luật sư tư vấn hoạt động kinh doanh cho thuê xe du lịch tại Bến Tre

2. Các loại thuế phí nào cần phải đóng khi kinh doanh cho thuê xe du lịch?

Các loại thuế mà chủ thể kinh doanh vận tải cho thuê xe du lịch cần phải nộp gồm có:

  • Thuế môn bài: tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế môn bài (khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT (Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (Điều 2, 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi bổ sung 2013).
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế, gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (Điều 2, 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007).

Như vậy, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh cho thuê xe du lịch sẽ phải chịu các khoản thuế nêu trên, trừ trường hợp được miễn theo quy định pháp luật.

Theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt như sau: 

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;”

Theo đó, việc kinh doanh cho thuê xe du lịch mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

NPLaw đã giải đáp một số thắc mắc về quy định kinh doanh cho thuê xe du lịch tại Bến Tre hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho quý khách hàng. Nếu bạn cần hỗ trợ quy định pháp luật về lĩnh vực doanh nghiệp, thương mại, sở hữu trí tuệ, môi trường... bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan