Tranh chấp hôn nhân và gia đình là tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích giữa các bên trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp hiện nay là khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trong bài viết dưới đây, NPLaw gửi đến bạn đọc một số quy định về đơn khởi kiện tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo quy định hiện hành.
Một số vấn đề phổ biến liên quan đến tranh chấp về hôn nhân và gia đình gồm ly hôn, giành quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản chung. Để giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì bước đầu tiên người khởi kiện cần thực hiện là nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Đơn khởi kiện là căn cứ quan trọng để xác định yêu cầu, phạm vi khởi kiện của người khởi kiện trong mỗi vụ án hôn nhân và gia đình.
Khởi kiện vụ án dân sự là một phương thức để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra. Trên cơ sở đơn khởi kiện, cơ quan tài phán sẽ tiến hành giải quyết vụ việc, đưa ra các phán quyết đối với yêu cầu khởi kiện của đương sự.
Các bên có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Đơn khởi kiện tranh chấp hôn nhân và gia đình phải đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định pháp luật.
Đơn khởi kiện phải có đầy đủ nội dung chính theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Như vậy, đơn khởi kiện tranh chấp về hôn nhân và gia đình cần có các nội dung chính theo quy định nêu trên.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án các cấp được quy định cụ thể như sau:
Như vậy, thẩm quyền thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định theo quy định nêu trên.
Ngày 13/01/2017, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP về một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự. Trong đó, Đơn khởi kiện được quy định theo Mẫu số 23-DS thuộc Danh mục 93 Biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Khi khởi kiện tranh chấp về hôn nhân và gia đình, nguyên đơn cần soạn thảo và gửi Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS nêu trên đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Theo khoản 1 Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại khi việc khởi kiện vụ án không có gì khác về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các trường hợp theo Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
Như vậy, tùy từng vụ việc để xác định thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Ví dụ vụ án yêu cầu ly hôn thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu).
Khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án như sau: “Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án”.
Trong đó, Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn này không áp dụng với vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về đơn khởi kiện tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn