Thủ tục là một trong những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Việt Nam. Thủ tục này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất mà còn góp phần vào việc quản lý tài nguyên đất đai một cách hiệu quả và bền vững. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giới thiệu một số quy định về thủ tục giao đất hiện nay.
Thủ tục giao đất là một trong những quy trình pháp lý quan trọng, được quy định chặt chẽ trong hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam. Quá trình này không chỉ quyết định việc trao quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức mà còn đảm bảo sự quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai của Nhà nước. Đối với người dân và doanh nghiệp, nắm vững quy định về thủ tục giao đất là yếu tố cần thiết để tránh những rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Thủ tục giao đất là quy trình mà cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thực hiện để giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật. Việc giao đất nhằm đảm bảo đúng đối tượng, mục đích sử dụng đất và tuân thủ các quy định về quản lý và phát triển đất đai.
Trình tự, thủ tục giao đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất.
Bước 2: Cơ quan có chức năng quản lý đất đai xem xét, giải quyết hồ sơ
-Rà soát, kiểm tra hồ sơ, tổ chức trích đo, trích lục; hướng dẫn bổ sung giấy tờ còn thiếu (nếu có);
-Trường hợp áp dụng giá đất trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất: cơ quan có chức năng quản lý đất đai lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất và trình ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
-Trường hợp xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất: cơ quan có chức năng quản lý đất đai lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất; tổ chức việc xác định giá đất, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và trình ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Bước 3: Người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất.
Thẩm quyền giao đất được quy định tại Điều 123 Luật đất đai 2024 gồm có các cơ quan như sau:
+Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, cơ quan quản lý việc thực hiện thủ tục giao đất hiện nay là Ủy ban nhân dân các cấp.
Theo khoản 12 Điều 109 Nghị định 102/2024/NĐ-CP: “Việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ quy định tại Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về viên chức và pháp luật khác có liên quan”.
Theo Điều 78, 79 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi, bổ sung 2019, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cán bộ, công chức phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như sau:
*Đối với cán bộ:
-Khiển trách;
-Cảnh cáo;
-Cách chức;
-Bãi nhiệm.
*Đối với công chức:
-Khiển trách;
-Cảnh cáo;
-Hạ bậc lương;
-Giáng chức;
-Cách chức;
-Buộc thôi việc.
Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật trong giao đất sai đối tượng sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định trên tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Điều 80 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi, bổ sung 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
-02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
-05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
-Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; hoặc xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, ... theo khoản 2 Điều 80 thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật.
Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, cán bộ, công chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật trong thời hiệu 02 năm, 05 năm hoặc không áp dụng thời hiệu theo quy định trên.
Theo khoản 4 Điều 228 Luật đất đai 2024 về trình tự, thủ tục giao đất không đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: “Cơ quan có chức năng quản lý đất đai chuyển hồ sơ đến tổ chức đăng ký đất đai hoặc chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai để cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất”.
Như vậy, khi giao đất để thực hiện dự án đầu tư không qua đấu giá quyền sử dụng đất thì vẫn tổ chức giao đất trên thực địa.
Theo khoản 8 Điều 81 Luật đất đai 2024 về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: “Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; ...”
Như vậy người được giao đất trồng cây hàng năm không sử dụng, khai thác liên tục trong 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì sẽ bị thu hồi đất theo quy định trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định thủ tục giao đất hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn